Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu trước khi vào Việt Nam

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu trước khi vào Việt Nam

  • 17/08/2020
  • 117

Các thủ tục trên được áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015 của Bộ Công thương cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.

Riêng đối với các loại thép hợp kim ở dạng thỏi đúc hoặc dạng thô, bán thành phẩm nếu muốn nhập khẩu cần phải có thêm bản kê khai thép nhập khẩu và bản sao giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu thép do Bộ Công thương xác nhận. 

thép nhập khẩu
Thép nhập khẩu sẽ bị kiểm tra chất lượng trước khi vào Việt Nam

Cơ quan hải quan được giao trách nhiệm giám sát, thống kê tình hình nhập khẩu thép đồng thời cung cấp số liệu ngân hàng theo quý. Ngoài ra, thông tư cũng nêu quy định các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm thép phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn quy định tại tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng của Việt Nam.

Trường hợp chưa có TCVN, tiêu chuẩn cơ sở phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn quy định tương ứng của nước xuất khẩu hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, kể từ ngày 22/3, sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam đều bị áp mức thuế tự vệ tạm thời lần lượt là 23,3% và 14,2%. Mức thuế này sẽ được áp dụng trong thời gian là 200 ngày. Quy định này của Bộ Công thương được đề ra sau khi khởi xướng cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với 2 loại thép này khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Lý do khiến Bộ Công thương ban hành các quy định siết chặt chất lượng thép nhập khẩu, đặc biệt áp thuế tự vệ là vì trong thời gian qua, lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam khá ồ ạt đẩy nhiều doanh nghiệp nội vào cảnh lao đao.

Cùng với đó là việc phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta với giá rẻ ồ ạt. Để tránh thép xây dựng phải chịu thuế 9%, các doanh nghiệp Trung Quốc đã cho một hàm lượng cực nhỏ crom vào sản phẩm để biến thành phôi hợp kim nhằm được hưởng thuế 0%. Về bản chất phôi thép chứa một tỷ lệ nhỏ crom sẽ không có khác biệt so với phôi thông thường và vẫn sử dụng làm cán thép xây dựng thông dụng được. Trong khi không bị đánh thuế nên giá bán thấp hơn nhiều, khiến thép trong nước không thể cạnh tranh được.

Theo thống kê, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 là trên 588.000 tấn, và ước tính trong năm 2015 con số này là trên 1,5 triệu tấn. Lượng thép dài nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 đạt gần 830.000 tấn và năm 2015 con số này vào khoảng trên 1,2 triệu tấn.

Tuy nhiên trong năm qua, lượng bán hàng sản phẩm phôi thép của ngành sản xuất trong nước tăng chỉ từ 5 - 10% trong khi lượng hàng hóa nhập khẩu lại tăng từ 150 đến 160% trong cùng kỳ. Theo các doanh nghiệp, điều này đã làm suy giảm nghiêm trọng thị phần của ngành sản xuất phôi thép nội địa, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh, lợi nhuận...

Như vậy, đây là lần thứ 2 Việt Nam sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép nhập khẩu. Trước đó, Việt Nam từng áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các nước Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia kể từ tháng 9/2014.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo