Những vướng mắc trong phát triển VLXD không nung

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Những vướng mắc trong phát triển VLXD không nung

  • 13/08/2020
  • 104

Theo báo cáo, hiện nay đã có 5 Luật, 8 Nghị định, 3 Quyết định, 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 12 Thông tư đang hiện hành, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến khuyến khích phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN trong xây dựng.

TS.Thái Duy Sâm, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng đánh giá, hệ thống văn bản pháp lý thực hiện chương trình phát triển VLXKN đã khá đầy đủ, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đã được bổ sung soát xét. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải chỉnh sửa cho phù hợp.

Để giải quyết những hạn chế và thiếu xót, TS.Thái Duy Sâm cho rằng, nên sửa Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 theo hướng nâng cao tỷ lệ gạch nhẹ trong các công trình cao tầng lên tới 70 - 80%. Đồng thời, nên quy định cụ thể chế độ báo cáo của nhà đầu tư, cũng như nghiên cứu điều kiện cụ thể của từng địa phương để có quy định cho phù hợp.

VLXD không nung
Nên phát triển VLXD không nung trong các công trình xây dựng. Ảnh minh họa

Còn theo PGS.TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, không nên quy định “Chủ đầu tư xây dựng công trình sử dụng các loại VLXKN có trách nhiệm báo cáo về tình hình sử dụng VLXKN tới Sở Xây dựng địa phương 6 tháng và 12 tháng một lần” vì điều này sẽ tạo gánh nặng thủ tục hành chính cho DN.

Ông Chung cho rằng, cái cần làm là giám sát tuân thủ quy chuẩn. Nếu cơ quan quản lý Nhà nước muốn biết được tình hình thực hiện VLXKN, chỉ cần nắm được số lượng sản xuất/nhập khẩu là đủ, không nên theo dõi quá chi tiết tại chân công trình, vừa rối, vừa cồng kềnh bộ máy, lại tăng thủ tục hành chính không cần thiết.

Còn ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn (Tổng Cục Thuế) thì kiến nghị, Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần xác định, phân loại rõ những loại VLXKN được xếp vào loại vật liệu nhẹ, vật liệu quý hiếm, trên cơ sở đó có hướng dẫn cụ thể, tuyên truyền để các DN biết.

Ở một góc nhìn khác, TS.Trần Bá Việt, Phó viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng thì cho rằng, vướng mắc lớn nhất trong việc phát triển VLXKN chính là vướng mắc về kinh tế, chứ không phải chính sách.

Theo ông Việt, khi nhà sản xuất làm việc với nhà thầu, câu đầu tiên được hỏi là “giá bao nhiêu”? Ông Việt đưa ra dẫn chứng: Ở Đà Nẵng 1m2 gạch nung tường đơn 2 lỗ có giá 610 nghìn đồng, ở Hà Nội là 750 nghìn đồng, ở Tp.HCM từ 930 - 950 nghìn đồng. Trong khi đó, gạch xi măng cốt liệu có giá từ 600 - 750 nghìn đồng, gạch ACC giá khoảng 950 nghìn đ/m2 tùy loại… Chắc chắn, nếu gạch không nung có giá thấp hơn hoặc bằng với gạch nung thì còn có thể cạnh tranh, chứ giá cao hơn thì rất khó cạnh tranh, chưa kể gạch không nung còn mang tiếng là hay bị nứt.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo