Sau thép, đến lượt tôn mạ màu có nguy cơ bị kiện bán phá giá

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Sau thép, đến lượt tôn mạ màu có nguy cơ bị kiện bán phá giá

  • 18/08/2020
  • 103
Theo thông tin Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online có được từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ngày 15/1, Hiệp hội Tôn mạ kim loại và Sơn phủ màu Thái Lan cuối năm 2012 tiếp tục đưa ra cảnh báo lần thứ hai rằng họ đang cân nhắc việc điều tra chống bán phá giá hoặc có biện pháp tự vệ chống lại các nhà sản xuất thép mạ phủ Việt Nam.

Phía Thái Lan cho rằng sau lần cảnh báo thứ nhất vào tháng 10/2012, đến nay xuất khẩu tôn mạ sang Thái Lan đã không giảm mà còn tăng đột biến những tháng gần đây.

Cụ thể, nếu từ tháng 11/2011 đến tháng 7/2012 lượng tôn mạ phủ màu Việt Nam xuất sang Thái Lan dao động từ 1.000 - 3.000 tấn/tháng, bước sang tháng 8 và tháng 9/2012 đã tăng lên khoảng 6.000 tấn và tiếp đến tháng 10/2012 lượng xuất khẩu sang Thái Lan đã tăng lên đến gần 10.000 tấn.
 
Ảnh minh họa
 
Trong thư cảnh báo lần thứ hai gửi VSA vào cuối tháng 12/2012, ông Korrakod Padungjitt, Chủ tịch Hiệp hội Tôn mạ kim loại và Sơn phủ màu Thái Lan khẳng định việc xuất khẩu sản phẩm mạ phủ từ Việt Nam đang gây tổn hại lớn cho các nhà sản xuất trong nước Thái Lan.

Điều này khiến Hiệp hội Tôn mạ kim loại và Sơn phủ màu Thái Lan cân nhắc đến các biện pháp tự vệ hoặc chống bán phá giá đối với việc xuất khẩu ồ ạt thép mạ và phủ màu của Việt Nam sang Thái Lan.

Từ cảnh báo trên, VSA gần đây đã có công văn gửi các công ty tôn mạ trong nước để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với vụ kiện trên và đề nghị các công ty liên quan đến xuất khẩu mặt hàng tôn mạ kim loại sơn phủ màu sang thị trường Thái Lan cần kiểm soát lượng và giá xuất khẩu, tránh làm phức tạp thêm tình hình.

Theo VSA, hiện nay tổng công suất đối với sản phẩm tôn mạ kim loại sơn phủ màu của Việt Nam đã đạt 2,6 triệu tấn/năm, vượt xa nhu cầu thực tế trong nước. Đứng trước tình hình này, các doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu, song khi xuất khẩu lại đối mặt với kiện chống bán phá giá cũng như bị áp dụng biện pháp tự vệ của một số nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
 
Mặc dù lượng thép xây dựng tiêu thụ trong năm 2012 chỉ đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với 2011, thế nhưng lượng tiêu thụ các loại thép khác như thép ống, cuộn cán nguội, cán tôn mạ kẽm trong năm nay tăng từ 20 - 40% nên đã kéo tổng tiêu thụ ngành thép cả nước trong năm 2012 tăng 3% so với 2011.

Với những khó khăn còn tiếp diễn trong năm 2013 thì hiệp hội thép đưa ra dự báo lượng thép tiêu thụ ngành thép Việt Nam trong năm 2013 chỉ tăng chừng 2-3%.

 

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo