Vật liệu xây dựng tiêu thụ chậm trong tháng 7

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Vật liệu xây dựng tiêu thụ chậm trong tháng 7

  • 18/08/2020
  • 107

Khảo sát tại các đại lý cho thấy, các cửa hàng VLXD ở Hà Nội trên đường Hoàng Quốc Việt, Đê La Thành, Minh Khai, Thanh Nhàn…, lượng khách đến mua hàng không lớn.

Chị Bùi Thu Thủy, chủ cửa hàng sắt thép xây dựng (phố Thanh Nhàn) cho biết, bước vào mùa xây dựng năm nay, giá sắt thép đã tăng khoảng từ 5-10% tùy loại, do ảnh hưởng của chi phí vận chuyển và việc lưu kho bãi. Nhìn chung, lượng khách mua hàng vẫn thấp, chỉ tăng nhẹ từ 5-10% so với thời gian đầu năm. Từ đầu tháng 7 đến giờ, ít người khởi công xây dựng nên thị trường càng ế ẩm.

Còn vào thời điểm này, dù tháng cô hồn đã qua, nhưng tiêu thụ vẫn không nhích lên là bao do mùa mưa lại đang bắt đầu. “Trước kia, cửa hàng của tôi thường thuê 3-4 người làm. Giờ ế ẩm, hàng tiêu thụ ít, lãi chả đáng là bao nên phải cho nhân viên nghỉ hết. Việc vận chuyển, mang vác hàng bây giờ đều do các thành viên trong gia đình tự làm lấy”, chị Thủy nói.

Tiêu thụ vật liệu xây dựng
Trong tháng 7, tiêu thụ vật liệu xây dựng chậm

Còn theo anh Trần Văn Thao, chủ thầu xây dựng ở Khoái Châu (Hưng Yên), thông thường đây là thời điểm anh nhận được ít công trình nhất trong năm, vì thời tiết nắng nóng lại mưa nhiều. Là một nhà thầu nhỏ, chuyên xây dựng các công trình nhà cửa riêng lẻ, có quy mô nhỏ trong dân nhưng vào mùa này, anh phải căn ke mới có đủ việc cho thợ làm. Công việc ít đồng nghĩa với lượng VLXD tiêu thụ không nhiều.

Nhận định về tình hình trên, ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội VLXD cho biết, cách đây vài tháng, các loại VLXD như sắt, thép, gạch ốp... nhìn chung sức mua đều đã có những chuyển biến, tăng nhẹ so với một vài năm trước, song vẫn chỉ giữ được mức tiêu thụ từ 30-50% so với công suất sản xuất. Đặc biệt, xi măng đã có mức tiêu thụ tốt hơn cả và vẫn giữ được khoảng 80% công suất thiết kế nhờ thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, ông Huynh cho rằng, các mặt hàng vật liệu trong nước vẫn phải đối mặt với việc thị trường BĐS chưa sôi động trở lại, trong khi giá vật liệu tăng do chi phí đầu vào cao. Cộng với những diễn biến về thời tiết đã phần nào khiến việc tiêu thụ của mặt hàng này chững lại.

Riêng với sản phẩm thép xây dựng, đại diện Công ty Thép Việt - Úc cho rằng, BĐS chưa được sôi động trở lại đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các loại VLXD, trong đó có thép. Bên cạnh đó, một vấn đề khác được các doanh nghiệp kiến nghị nhiều trong những năm qua là làm sao để hạn chế gian lận thương mại, nhập khẩu thép chứa nguyên tố Bo để trốn thuế thì cơ quan chức năng thực hiện chưa tốt. Hiện lượng thép nhập khẩu chứa nguyên tố Bo ước tính chiếm trên 10% lượng thép tiêu thụ ở Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu dùng thép trong nước.

Các chuyên gia đánh giá, năm nay vẫn là một năm đầy khó khăn cho ngành VLXD. Việc cắt giảm công suất hay giảm nhân lực chỉ là giải pháp tình thế trước mắt. Về lâu dài, theo ông Huynh, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào việc tìm đường xuất khẩu cho các sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần sớm có những giải pháp để cứu thị trường bất động sản, cũng là cứu doanh nghiệp VLXD, giúp các doanh nghiệp vừa kích cầu, giảm cung và có cơ hội tiếp cận thị trường.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo