10 thói quen nhà bếp vừa gây hại cho đồ dùng, vừa rước bệnh vào người

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

10 thói quen nhà bếp vừa gây hại cho đồ dùng, vừa rước bệnh vào người

  • 04/10/2020
  • 196

Cùng Batdongsan.com.vn kiểm tra xem bạn có mắc phải điều nào trong 10 thói quen xấu trong nhà bếp được liệt kê trong bài viết này không nhé!

1. Dùng khăn giấy lau chùi mọi bề mặt

Dung khăn giấy lau chùi mọi bề mặt là một thói quen sai lầm

Khăn giấy không phải là lựa chọn thích hợp để lau chùi một số bề mặt, ví dụ như kính hoặc bàn bếp bằng gỗ được đánh vecni. Vì khăn giấy có thể bị mài mòn trong quá trình lau nên sẽ có nguy cơ để lại vết xước trên các bề mặt mỏng manh, dễ xước này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một miếng vải mềm để không làm hỏng bất cứ thứ gì. Ngoài ra, khi dùng khăn vải, bạn có thể giặt sạch và tái sử dụng, góp phần hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường.

2. Luôn dùng giấm để làm sạch mọi vết bẩn

Với mặt bàn bếp bằng đá granit hoặc đá cẩm thạch, gạch lát sàn bằng đá, bề mặt kim loại hay sàn gỗ cứng, bạn nên tránh dùng giấm để vệ sinh. Giấm có tính axit cao nên sẽ mài mòn các bề mặt này nhanh hơn nước và các chất tẩy rửa khác. Chỉ nên dùng giấm để làm sạch lò vi sóng, máy rửa bát, tủ lạnh, bồn rửa và vòi nước.

3. Lạm dụng thuốc tẩy

Nếu hệ thống tủ bếp của bạn được sơn hoặc đánh vecni thì hãy luôn cẩn trọng khi lau chùi. Thuốc tẩy là một chất lỏng khá mạnh, không nên dùng nếu không muốn làm hỏng các bề mặt này. Thay vào đó, bạn có thể pha xà phòng tẩy rửa loại nhẹ với nước ấm và dùng khăn mềm để lau. 

4. Cất nhiều dao chung một chỗ mà không có vỏ bảo vệ lưỡi dao 

Không nên cất tất cả dao vào 1 chỗ mà không có biện pháp bảo vệ lưỡi dao

Một sai lầm khá phổ biến mà nhiều người mắc phải là xếp tất cả các loại dao trong nhà bếp vào cùng một ngăn kéo. Những lưỡi dao không có vỏ bảo vệ sẽ va chạm liên tục với nhau khi ngăn kéo được mở ra, đóng lại nhiều lần, dẫn đến hao mòn, giảm độ sắc bén. Bạn hãy cất dao vào vỏ/hộp đựng riêng hoặc phủ bìa giấy, vải mềm lên lưỡi dao để ngăn ngừa sự va chạm gây hại này nhé! 

5. Dùng thớt thủy tinh để cắt, thái

Dùng thớt thủy tinh không thực sự tốt như bạn nghĩ.

Thớt thủy tinh từng trở thành một trào lưu trong giới nội trợ vì trông nó có vẻ vệ sinh, mới mẻ và hiện đại hơn thớt gỗ truyền thống. Tuy nhiên, trên thực tế, thớt thủy tinh thường dày và nặng, khá bất tiện khi dùng, nguy cơ rơi, vỡ cao. Bề mặt cứng của thớt thủy tinh khi va chạm với lưỡi dao thường gây ra âm thanh khó chịu và khiến lưỡi dao nhanh cùn, sứt mẻ hơn. 

6. Cho dụng cụ bằng gỗ vào máy rửa bát

Vẫn có một số vật dụng bằng gỗ an toàn khi rửa bằng máy rửa bát, nhưng hầu hết chúng đều không. Ví dụ, bạn nên tránh rửa thìa, đĩa hoặc thớt bằng gỗ bằng máy vì trong quá trình này, nước có thể đạt đến nhiệt độ cực nóng, phá hủy vật liệu gỗ và gây ra các vết nứt, cong vênh, đổi màu.

7. Nấu thực phẩm giàu axit bằng chảo chống dính

Không nên nấu thực phẩm giàu axit trong chảo chống dính

Bạn nên tránh chế biến các loại thực phẩm giàu axit như cà chua, cam, dứa trong chảo chống dính. Tính axit cao trong các thực phẩm này dễ bào mòn bề mặt chảo chống dính khi tiếp xúc, vừa gây hại cho đồ dùng, vừa không tốt cho sức khỏe. Hãy tìm một chiếc chảo hoặc nồi phù hợp hơn dành riêng cho các loại thực phẩm này.

8. Rửa thịt trước khi nấu

Không nên rửa thịt trước khi nấu

Đối với hầu hết mọi người, rửa sạch thịt trước khi nấu là điều hiển nhiên phải làm. Tuy nhiên, bạn có biết đây là một thói quen sai lầm? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rửa thịt - đặc biệt là thịt gà, thịt bò, cá - không thể làm sạch vi khuẩn có trong thịt mà còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ miếng thịt ra khắp căn bếp. Ngoài ra, nước ngấm vào thịt còn làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Các nhà khoa học nói rằng nhiệt độ khi nấu kỹ thức ăn đủ để giết chết vi khuẩn bám vào thịt. Vì vậy, nếu mua thịt từ các cửa hàng, siêu thị, cơ sở giết mổ uy tín, đảm bảo vệ sinh, bạn có thể nấu thịt ngay mà không cần rửa lại với nước. Còn nếu không yên tâm hoặc khi thấy miếng thịt dính nhiều bụi bẩn, tạp chất, bạn hãy sử dụng một chiếc chậu hoặc bồn rửa riêng biệt để rửa thịt, sau đó rửa sạch tay và bồn thật kỹ với xà phòng để hạn chế vi khuẩn lây lan khăp nơi, gây bệnh cho cả nhà.

9. Xay đồ ăn nóng trong máy xay sinh tố

Không nên xay thực phẩm nóng trong máy xay sinh tố

Trộn các chất lỏng hoặc thực phẩm nóng trong cốc xay sinh tố có nắp đậy kín là thói quen có thể gây nguy hiểm. Chất lỏng có thể nở ra, nhiệt từ thực phẩm nóng tạo ra hơi nước dễ dẫn đến tăng áp suất bên trong cốc xay, tiềm tàng nguy cơ nổ gây bỏng. Vì vậy, với thực phẩm nóng, bạn hãy dùng máy xay cầm tay để xay trực tiếp trong nồi. Cách này còn hạn chế nguy cơ thực phẩm nhiễm khuẩn từ cốc xay.

10. Bỏ vỏ khoai tây vào bồn rửa

Nhiều người có thói quen nạo vỏ khoai tây ngay trong bồn rửa để tiện rửa sạch củ khoai sau khi nạo, sau đó mới dọn phần vỏ ở trong giỏ lọc rác, hoặc cứ để vậy cho đến khi giỏ đầy mới đổ đi. Nếu có thói quen này, bạn đã làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lọc rác và đường ống bồn rửa. Vỏ khoai tây chứa nhiều tinh bột, có thể vón cục, kết dính với các loại rác khác thành một lớp tạp chất dày, gây tắc nghẽn. Ngoài khoai tây, các sản phẩm từ lá atisô hay cà rốt cũng cần được xử lý riêng, hay đơn giản nhất là vứt luôn vào thùng rác thay vì bỏ vào bồn rửa. 

Lan Chi

>> Sửa ngay 8 thói quen dọn dẹp nhà cửa bạn vẫn làm mỗi ngày nhưng "sai toét"
>> Nhà chưa thể sạch nếu bạn bỏ qua 14 chi tiết này khi dọn dẹp
>> 8 bí kíp dọn nhà đơn giản, tiết kiệm chi phí với nước xả vải
>> Những mẹo hay giúp không khí trong nhà luôn thơm tho, dễ chịu

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo