3 “kịch bản” cho thị trường bất động sản

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

3 “kịch bản” cho thị trường bất động sản

  • 23/10/2020
  • 133

Các nhà đầu tư nên làm gì?

Cuối tuần trước, một diễn đàn về đầu tư kinh doanh BĐS trong điều kiện kiềm chế lạm phát (do Hội Khoa học kinh tế Việt Nam tổ chức) đã chỉ ra rằng, các chủ dự án, doanh nghiệp đang thực hiện dự án BĐS không còn cách nào khác cần tăng cường huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng (chủ đầu tư căn hộ, chủ đầu tư thứ cấp), hạ giá thành sản phẩm...

TS. Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương cho rằng: "Cần tăng cường các kênh huy động từ các giao dịch với nhà đầu tư kinh doanh BĐS thứ cấp; các doanh nghiệp thầu lại dự án dưới dạng nhà thầu phụ hoặc nhượng lại dự án; hoặc liên doanh, liên kết là những giải pháp cần được các chủ đầu tư chủ động thực hiện".


6 tháng cuối năm 2008, kịch bản nào đang chờ đợi cho thị trường BĐS VN? - Ảnh: Ngọc Thắng

 

Bên cạnh lời khuyên về đa dạng hóa các kênh huy động vốn, PGS.TS Vũ Công Ty và Th.s Phạm Văn Bình của Học viện Tài chính lại nhấn mạnh đến giải pháp "rút ngắn thời gian thực hiện dự án", một điều kiện để hạ giá thành sản phẩm và tăng tốc độ chu chuyển vốn. "Bộ trưởng Bộ Xây dựng từng nói rằng trong nguyên nhân làm chậm trễ, kéo dài thủ tục thực hiện dự án thì 60% là do cơ chế thủ tục, trong đó chiếm 30% lỗi là do bộ máy công quyền, 40% còn lại do lỗi của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bản thân các doanh nghiệp phải tự ý thức được vai trò của mình trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án" - ông Vũ Công Ty dẫn chứng.

3 kịch bản cho năm 2009

Theo TS. Trần Kim Chung, có 3 “kịch bản” cho thị trường BĐS trong những tháng cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009.

Kịch bản tốt nhất: thị trường tăng trở lại, kinh tế vĩ mô ổn định, các dự án BĐS sẽ hồi phục và đi lên. Kịch bản trung bình: kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường vẫn diễn biến trầm lắng nhưng ngân hàng cho đình hoãn, giãn tiến độ đòi trả lãi và thu hồi vốn tín dụng. Khi đó các doanh nghiệp BĐS sẽ phải tái cơ cấu danh mục đầu tư nhưng vẫn duy trì được những phần lợi ích trung bình. Kịch bản xấu nhất: kinh tế vĩ mô không có chuyển biến tích cực, kinh tế thế giới không có tín hiệu khả quan, ngân hàng thúc ép thu hồi vốn. Lúc này doanh nghiệp kinh doanh BĐS, nhất là doanh nghiệp mới triển khai đầu tư các dự án sẽ gặp nguy cơ thiếu vốn. Kể cả nếu kịch bản tốt nhất xảy ra thì doanh nghiệp kinh doanh BĐS vẫn sẽ mất một phần lợi ích trong đầu tư và tái cơ cấu chờ thị trường đi lên. Nếu là kịch bản trung bình thì dự báo thị trường sẽ mất khoảng 6 tháng điều chỉnh những khó khăn, mất mát về lợi ích. Nếu kịch bản xấu thì các doanh nghiệp sẽ đối mặt với khả năng suy giảm thanh khoản trong các dự án và danh mục đầu tư; nhiều doanh nghiệp sẽ phải chuyển nhượng các dự án đang triển khai...

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đánh giá thị trường BĐS Việt Nam còn rất tiềm năng trong trung và dài hạn. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, kinh nghiệm của các nước, thị trường BĐS sẽ còn phát triển mạnh cho đến khi thu nhập đầu người đạt 8.000 - 10.000 USD tức khoảng gấp 10 lần thu nhập đầu người của Việt Nam hiện nay. TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cũng nhận định: "Thị trường BĐS Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển, tiềm năng ấy gắn liền với sự dồi dào của nguồn quỹ đất công chưa giao, sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu và khả năng thanh toán của người dân về mua bán BĐS do quá trình đô thị hóa và cải thiện thu nhập".

Theo Thanh Niên Online

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo