Bán đất vàng theo giá thị trường để hỗ trợ phát triển nhà ở giá rẻ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Bán đất vàng theo giá thị trường để hỗ trợ phát triển nhà ở giá rẻ

  • 14/10/2020
  • 122

Dưới đây là trao đổi của PV với GS. Đặng Hùng Võ về những khó khăn, giải pháp trong phát triển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội trong thời gian tới.

GS. Đặng Hùng Võ
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Nhà ở giá rẻ nói chung và nhà ở xã hội nói riêng đang rất được xã hội quan tâm và là vấn đề cấp thiết. Nhu cầu của người dân đối với loại hình nhà ở này rất lớn nhưng lại chưa có chính sách thu hút hợp lý với các doanh nghiệp đầu tư. Ông nhìn nhận như thế nào về thực trạng này?

Nhìn lại từ năm 2014, loại hình nhà ở thương mại giá rẻ đã có sức phát triển khá mạnh, đặc biệt nhờ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng mà phân khúc nhà ở xã hội đã có những bước phát triển rất tốt và ở hầu khắp các địa phương, trong đó có Hà Nội và Tp.HCM. Sự phát triển này tạo ra nguồn cung lớn cho nhà ở giá rẻ. Tuy nhiên sau khi gói hỗ trợ này kết thúc giải ngân, nguồn vốn cho nhà ở xã hội bắt đầu gặp khó khăn lớn. Mặc dù có xuất hiện một số thông tin về việc sẽ có thêm những gói tín dụng khác cho phân khúc này nhưng thực tế cho thấy, nguồn vốn rót vào vẫn chỉ ở mức rất hạn chế nếu không muốn nói là không đáng kể.

Trong khi đó, nguồn vốn nhà nước giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho đối tượng được hỗ trợ chỉ đáp ứng nhu cầu rất ít. Nguồn vốn này chưa đủ sức hấp dẫn để phát triển phân khúc nhà ở xã hội. Thực tế cho thấy thị trường hiện nay gần như không có dự án mới. Tương tự, tín dụng cho phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ cũng không còn nên không còn sức để tự phát triển. Theo tôi đây là vấn đề lớn. Rõ ràng thị trường nhà ở xã hội đã có những bước đi rất tốt trong thời gian qua, nhất là khi chưa hết gói 30.000 tỷ đồng. Nhưng giờ nhìn lại, có lẽ rất khó trong việc đưa ra những giải pháp tiếp theo để phát triển phân khúc này hơn nữa, trừ khi nhà nước phải có những nỗ lực đặc biệt về vốn đầu tư, hoặc tìm kiếm nguồn vốn ưu đãi khác ở mức độ lớn.

- Ông cho rằng nên áp dụng giải pháp nào để có thể thu hút các doanh nghiệp tham gia phát triển các dự án này?

Theo tôi, từ câu chuyện phát triển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội thời gian qua, điều quan trọng nhất có lẽ chính là vấn đề về vốn, cái chúng ta cần là những gói 30.000 tỷ tiếp theo. Tuy vậy, cho đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa thấy những gói tín dụng này. Về câu chuyện đất đai, đây là điều có thể xử lý được vì thực ra không quá phức tạp. Nút thắt là nguồn vốn nào. Nếu là nguồn vốn trong ngân sách thì rất khó, bởi có khả năng sẽ gây áp lực lên nợ công. Điều này cũng có nghĩa là việc tìm nguồn vốn vay ưu đãi của một tổ chức quốc tế nào đó chẳng hạn như Ngân hàng thế giới hoặc một tổ chức tài chính mang tính chất trợ giúp sẽ khả quan hơn. Tuy nhiên điều này không hề dễ vì hiện nay, nguồn vốn vay ưu đãi ODA dành cho nước ta đang ngày càng suy giảm. Vì thế, câu chuyện khá nan giải thậm chí chưa thấy có hướng đi mở để giải quyết.

phát triển nhà ở giá rẻ
Hỗ trợ phát triển nhà ở giá rẻ bằng nguồn lực đất đai là giải pháp hiệu
quả đã được nhiều nước áp dụng. Ảnh minh họa

- Theo quan sát của ông thì sắp tới sẽ có gói tín dụng mới nào cho người dân không?

Tôi cho rằng, sắp tới sẽ khó xuất hiện một gói mới với mức độ cao, hay ít nhất là tầm 30.000 tỷ đồng như vừa qua. Chúng ta cũng đã thấy vừa rồi bản thân Chính phủ đã rất nỗ lực, tuy nhiên suốt từ khi hết gói 30.000 tỷ đồng cho đến thời điểm này chỉ mới có khoảng 1.000 tỷ đồng được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội phân bổ. Cái khó ở đây là liệu có thể xuất hiện một gói tín dụng nào đó ở mức độ như gói tín dụng 30.000 tỷ như trước đây không, còn hiện tại theo tôi thấy vẫn chưa có khả năng nào có thể tạo ra được. Hiện nguồn thu ngân sách đang khá hạn hẹp trong khi nợ công, chi thường xuyên ở mức cao. Trong đó, một vấn đề rất bức xúc là chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đang rất hạn chế. Rõ ràng, trong bối cảnh như vậy sẽ rất khó có thể hình thành một gói tín dụng tương tự như gói 30.000 tỷ trước đây. Vì thế, chúng ta vẫn phải tiếp tục chờ đợi, và đây chính là khó khăn lớn đối với việc phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ.

- Vậy liệu có thể có một hướng đi nào đó giúp tháo gỡ khó khăn hiện nay cho phân khúc nhà ở xã hội, nhà giá rẻ không thưa ông?

Tại một số nước trên thế giới đã áp dụng thành công phương án vốn hóa đất đai. Ở Việt Nam, Đà Nẵng cũng đã làm được như vậy. Chẳng hạn chúng ta có thể bán những mảnh đất vàng tại Hà Nội, Tp.HCM theo giá thị trường với giá khá cao, sau đó dùng một phần để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. Đây cũng là cách mà nhiều nước đã làm. Cụ thể, từ việc vốn hóa đất đai, họ sẽ trích ra một số % nhất định, ví dụ có thể trích khoảng 10% từ vốn hóa đất đai để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. Tại Việt Nam, hiện nay đất vàng ở nhiều đô thị đang được bán theo giá “không phải vàng lắm”. Điều này khiến việc vốn hóa đất đai chưa thực sự hiệu quả thế nên việc trích % để trợ giúp cho phân khúc nhà ở giá rẻ sẽ rất khó. Vì vậy theo tôi, Chính phủ và các tỉnh cần thắt chặt việc đấu giá đất công. Ngoài ra, việc giao đất công cho các dự án đầu tư cũng cần làm tốt hơn nữa để hạn chế tham nhũng. Nếu làm tốt những khâu này, chúng ta sẽ thu được nguồn lực lớn từ đất đai. Đây chính là cơ hội để chúng ta phát triển, đặc biệt là phát triển phân khúc nhà giá rẻ, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo