Bất động sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Bất động sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ

  • 14/11/2020
  • 102

Tiêu chí quan trọng để đánh giá tính minh bạch là sự công bằng thông tin. Chính quyền, nhà thầu xây dựng, người bán và người mua... đều phải được tiếp cận với nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về các sản phẩm bất động sản. Năm 2006, thị trường bất động sản Việt Nam có điểm số minh bạch thấp nhất thế giới. Một năm sau, giao dịch nhà đất đã sôi động trở lại nhưng theo nhiều chuyên gia, tính minh bạch chưa được cải thiện bởi một nguyên nhân gây sốt giá căn hộ là do thiếu tính thông tin, tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ trục lợi, thao túng thị trường.

Năm 2007, Luật Kinh doanh Bất động sản đã đi vào thực tế, nhưng chưa thể có nhiều tác động nhiều đến thị trường. Quy định người môi giới nhà đất phải có chứng chỉ đến năm 2009 mới có hiệu lực. Biện pháp đánh thuế lũy tiến để ngăn ngừa đầu cơ vẫn còn đang trong quá trình xây dựng. Theo nhiều chuyên gia, động thái đáng chú ý nhất trong năm qua từ phía các nhà quản lý là quyết định của Sở Xây Dựng TP HCM yêu cầu chủ đầu tư các dự án Vista, Phú Mỹ Hưng và Blue Diamond phải trải lại tiền đặt cọc cho các khách mua. Nên để hoàn thiện về mặt thể chế, chính sách cho thị trường, còn nhiều việc phải làm.

Bất động sản không chỉ là một miếng bánh béo bở mà còn đang tiềm chứa nhiều rủi ro. Ảnh: Hoàng Hà
Bất động sản đơn thuần là một "bánh vẽ", nó còn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Hoàng Hà

Theo ông Brett Ashton, Giám đốc Điều hành công ty chuyên quản lý, tiếp thị bất động sản Savills Việt Nam, chỉ số minh bạch sẽ được cải thiện trừ khi có những biến chuyển đặc biệt. Trong năm qua, chưa có động thái rõ ràng nào giúp tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Ashton cho rằng, để tăng để tăng tính minh bạch cho thị trường, quan trọng nhất là thiết lập một hệ thống đăng ký bất động sản và quyền sở hữu bất động sản hiệu quả, sau đó đưa hệ thống này ra cho công chúng sử dụng. Rất khó để dự báo thứ hạng của Việt Nam trong bảng chỉ số minh bạch năm nay, nhưng theo ông Ashton, vị trí của Việt Nam có thể vẫn giữ nguyên.

Ông Vương Hữu Hùng, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở TP HCM khẳng định: "Thị trường địa ốc Việt Nam vẫn còn kém minh bạch vì đây chỉ là cuộc chơi của những đại gia và nhà đầu tư lớn". Chuyên gia này phân tích, thị trường nhà đất ở các quốc gia phát triển luôn hướng đến dân chúng và nhu cầu về nhà ở thực sự của người dân. Trong khi đó, thị trường nhà đất Việt Nam, điển hình là các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM, nhu cầu mua nhà và đất để đầu tư chiếm tỷ trọng đáng kể, ít nhất đến 60%.

Phó tổng giám đốc Công ty địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal), Bùi Tiến Thắng, lại cho rằng, độ minh bạch là một khái niệm tương đối. Theo ông Thắng, trong thời gian đầu áp dụng các quy định mới về nhà đất sẽ làm thị trường bất động sản mất thăng bằng, biểu hiện bằng hàng loạt sự kiện như sốt chung cư, sốt giá căn hộ cao cấp và thậm chí, mảng đất dự án cũng có nhiều biến chuyển do tác động ăn theo.

Ông Thắng cho rằng, Luật Nhà ở, Xây dựng, Đất đai và Kinh doanh Bất động sản đang dần dần tiếp cận với hoạt động của thị trường nhà đất nên ít nhiều đã tác động đến các giao dịch thực tế của người dân. Nhưng lãnh đạo Công ty Sacomreal cũng thừa nhận, đòi hỏi ở thị trường địa ốc Việt Nam độ minh bạch cao trong thời điểm này là điều rất khó thực hiện. "Minh bạch là yếu tố nhạy cảm, rất khó xác định đối với một thị trường địa ốc mới nổi như Việt Nam", ông Thắng nhận định.

Theo lãnh đạo một sàn bất động sản tại TP HCM, đối với các sản phẩm đất dự án, không thể chỉ nhìn vào việc giá lên cao mà kết luận thị trường kém minh bạch. Ông phân tích, người đầu tiên mua 1,6 tỷ đồng một căn hộ trong dự án, sau đó một năm bán lại cho người thứ hai giá 3,2 tỷ đồng. Mọi người đều hài lòng với giao dịch này nên không thể vin vào giá cao mà nói là kém minh bạch.

Hiện nay, đầu tư vào bất động sản cũng mang nhiều mầm mống bất ổn. Ông Vương Hữu Hùng phân tích vụ 3 chung cư gây sốt đều mang tính phong trào, cái mà người ta đầu tư vào không phải là giá trị thực tại mà là tính tiềm năng trong tương lai, nên nguy cơ rủi ro là rất cao. Một điều nguy hiểm nữa là nguồn vốn đã chôn quá nhiều vào bất động sản không chỉ làm thị trường này thiếu lành mạnh mà còn gây bất lợi cho nền kinh tế. Nguồn vốn đáng lý ra phải được đầu tư vào kinh doanh sản xuất mới sinh lợi và làm giàu cho đất nước. Nhưng ở Việt Nam, có bao nhiêu vốn liếng, người ta không đầu tư sản xuất mà đem đi mua đất hết. "Ngồi chờ giá đất tăng để hưởng lợi nhưng không hướng đến đầu tư vào kinh doanh sản xuất, không đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là một lối tư duy làm yếu đi nền kinh tế", ông Hùng nói.

Hôm 15/1 trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giáo sư Thomas Vellery, Giám đốc chương trình Việt Nam Đại học Havard (Mỹ) đã cảnh báo giá bất động sản Việt Nam đang tăng cao so với thế giới có thể là nguy cơ cho kinh tế. Đặc biệt là hiện nay các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng tập trung đầu tư vào bất động sản. Đây sẽ là nguy cơ gây khủng hoảng kinh tế và áp lực tăng nhanh dân số ở các đô thị. Sức cạnh tranh của các tập đoàn yếu kém, lợi nhuận và xuất khẩu đạt tỷ lệ thấp. Giáo sư kiến nghị Chính phủ thận trọng với việc cho các tập đoàn đầu tư vào bất động sản, mở các ngân hàng trong các tập đoàn.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo