BĐS Hà Nội có là bản sao của Tp.HCM?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

BĐS Hà Nội có là bản sao của Tp.HCM?

  • 24/10/2020
  • 130
Thị trường bất động sản nói chung, căn hộ chung cư nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó vấn nạn hàng tồn kho đang là là thách thức lớn cho thị trường vì thiếu đầu ra. Sau 3 năm rơi vào chu kỳ giảm giá, đến nay lượng căn hộ còn tồn trên thị trường Tp.HCM chỉ bằng một nửa so với HN, khoảng 18000 căn (số liệu từ CBRE).

Hàng tồn nằm ở nhà đầu tư thứ cấp

Theo T.S Vũ Đình Ánh, hiện nay hàng tồn kho trên thị trường là rất lớn, ở Tp.HCM khoảng 20.000 căn còn ở Hà Nội ước tính cũng phải 40.000 căn.

Chỉ làm một phép tính đơn giản, bình quân mỗi căn hộ có giá trị khoảng 1 tỷ đồng thì số tiền đang “nằm chết” trong bất động sản cũng phải gần 3 tỷ USD, đây là một con số khá lớn.

BĐS Hà Nội có là bản sao của Tp.HCM? | ảnh 1

Việc ra tăng lượng hàng tồn kho trên thị trường lớn là do thị trường mất thanh khoản, lượng tiêu thụ bất động sản thấp do tình hình kinh tế khó khăn. Trong khi đó, cầu đầu cơ, đầu tư gần như bị triệt tiêu.

Theo ông Phạm Trung Hà, TGĐ Công ty Hòa Phát Land phân tích, hàng tồn kho ở HN hiện nay lớn nhưng không phải nằm ở chủ đầu tư là nhiều mà nằm ở nhà đầu tư thứ cấp. Những cá nhân, doanh nghiệp đang “ôm” ở các dự án là những người mua đi bán lại để kiếm lời, chứ không phải là người định hướng phát triển các sản phẩm đó.

Thị trường Hà Nội rồi cũng sẽ giống Tp.HCM?

Mới đây, trên thị trường bất động sản Hà Nội nổi lên xu hướng bán cắt lỗ từ các nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt là các dự án căn hộ chung cư nằm ở khu vực Hà Đông đang xây dựng dở dang, đóng tiền đến khoảng 70% giá trị Hợp đồng.

Trong khi thị trường bất động sản vẫn còn màu xám, gần như chưa thấy tia sáng le lói nào cho việc phục hồi trở lại thì nhiều nhà đầu tư thứ cấp lại đang bị thúc ép nộp tiền giai đoạn cuối của các dự án này. Chính vì thế, dưới áp lực đó, cùng với sức ép phải trả nợ ngân hàng, không ít nhà đầu tư đã "chấp nhập đau thương".

Điển hình cho tình trạng này là dự án Dương Nội, hiện nay nhiều tòa nhà đang chuẩn bị hoàn thiện, 30% giá trị còn lại buộc các nhà đầu tư phải nộp cho chủ đầu tư để nhận bàn giao nhà. Vì thế, các căn hộ ở đây hiện nay đang được chào bán chỉ xung quanh 16 triệu đồng/m2, nhà đầu tư cắt lỗ khoảng gần 700 triệu đồng mỗi căn (so với giá gốc là 23,4 triệu đồng/m2).

Mặt bằng giá này cũng diễn ra ở nhiều dự án khu vực này như Victoria Văn Phú, The Pride, Xa La,…

Mới đây, nhiều chủ đầu tư đã có động thái cắt giảm giá bán căn hộ, đặc biệt là căn hộ cao cấp như Golden Land từ mức giá 36-37 triệu đồng/m2 nay xuống còn 24-25 triệu đồng/m2, Golden Palace từ gần 40 triệu đồng/m2 xuống còn quanh mức 30 triệu đồng/m2, VP3 Linh Đàm từ 33 triệu đồng/m2 xuống còn 22 triệu đồng/m2,…

Theo ông Hà, để giải quyết vấn nạn của hàng tồn kho, trong bối cảnh hiện nay bản thân các nhà đầu tư thứ cấp phải chấp nhận lỗ. Câu chuyện giá căn hộ ở HN rồi cũng sẽ xảy ra tương tự như tại Tp.HCM. Họ phải chấp nhận cuộc chơi, kể cả phải giảm xuống thấp hơn giá bán của chủ đầu tư.

Ở HN mặc dù xu hướng này đã bắt đầu cho thấy sự giảm giá mạnh nhưng vẫn chưa sâu. Ông Hà nhấn mạnh, tới đây, chắc chắn một số dự án căn hộ cao cấp cũng sẽ phải có giải pháp giảm giá chứ không thể giữ giá ở mức cũ được.

Tuy nhiên, thị trường HN khác với Tp.HCM ở điểm xu hướng này sẽ diễn ra từ từ, chứ không ồ ạt.

Gỡ thanh khoản phải đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng

Câu chuyện hàng tồn kho lớn đang là vấn đề được quan tâm của lĩnh vực bất động sản do thanh khoản thị trường kém. Vì thế, gỡ mạnh đầu ra, xả hàng tồn đang là câu chuyện được quan tâm.

Nhiều chủ đầu tư, nhà đầu tư thứ cấp lựa chọn cách giảm giá bán, khuyễn mãi khủng là giải pháp ưu tiên. Nhưng, nhiều người đánh giá đây không phải là giải pháp gốc dễ để giải quyết vấn đề đó.

Ông Hà phân tích, đa phần hàng tồn lại nằm ở những khu đang phát triển, nhu cầu sử dụng thực tế gần như không có. Người mua muốn mua căn hộ ở đó thì không thể ở được, kinh doanh cũng không được.

Do đó, vấn đề ở đây không phải là cắt lỗ mãi. Mà cần phải phát triển mạnh cơ sở hạ tầng ở những khu vực này, đặc biệt là hạ tầng xã hội. Nhà nước cần đẩy nhanh kết nối hạ tầng các khu vực này, nhà phát triển dự án cũng cần nhanh chóng hoàn tất những hạ tầng còn lại để đảm bảo người dân khi mua căn hộ có thể sử dụng được, và vào ở được ở khu vực này thì mới tạo được thanh khoản cho thị trường.

Giảm giá bao nhiêu đi chăng nữa nhưng giá trị sử dụng của bất động sản mà không có thì cũng không cải thiện được vấn đề thanh khoản cho thị trường trong giai đoạn hiện nay.

Còn Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký HH BĐS Việt Nam cho rằng, thị trường đang đối mặt với 3 vấn đề rất khó khăn. Thứ nhất là vấn đề tồn kho đang tăng cao và DN đang phải đối mặt với thực trạng này. Câu chuyện thứ hai là vấn đề nợ xấu là một gánh nặng vô cùng lớn không chỉ cho bất động sản mà còn cho cả nền kinh tế. Vấn đề thứ ba là cung cầu lệch nhau, phân khúc bình dân thì thiếu, phân khúc cao cấp thì thừa.

Trong khi, niềm tin của người tiêu dùng giảm sút. Do đó, cần phải thúc đẩy nguồn cầu cho thị trường đồng thời vực dậy niềm tin cho người mua để tạo thanh khoản cho thị trường.

(Theo TTVN)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo