Bình Thuận: Giao 1.900ha đất công không đấu giá

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Bình Thuận: Giao 1.900ha đất công không đấu giá

  • 10/11/2020
  • 98
Bình Thuận giao đất công không đấu giá | 1
Khu xử lý nước của dự án BOT Cảng cá La Gi được UBND tỉnh bỏ ngân sách ra xây dựng mà không tổ chức đấu thầu

Còn theo báo cáo của tỉnh Bình Thuận, tỉnh này có tới 116 dự án giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá.

Khu đất vàng dự án Đồi Dương, ban đầu được tỉnh giao cho Ban Quản lý khu du lịch (trực thuộc UBND TP Phan Thiết) sử dụng theo hình thức trả tiền thuê đất hằng năm. Tuy nhiên, trong khi ban quản lý đang xúc tiến các thủ tục đầu tư, tỉnh lấy lại dự án, giao cho Công ty Quản Trung không qua đấu giá…

Thanh tra Chính phủ nhận xét đất của dự án là do Nhà nước đền bù, giải tỏa, thu hồi của hàng trăm hộ dân và đất công. Đây là khu đất sạch, nằm ngay trung tâm TP Phan Thiết không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng tỉnh Bình Thuận không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá quyền thuê đất đối với diện tích đất công; không đấu thầu dự án mà giao thẳng cho tư nhân thuê là vi phạm nghiêm trọng.

Tại khu du lịch Bãi Biển Mặt Trời, trong khi doanh nghiệp (DN) chưa nộp tiền sử dụng 1,6 ha đất, chưa hoàn thành dự án thì tháng 8/2008 tỉnh lại giao tiếp 8 ha đất công để DN mở rộng dự án.

Sau đó, Cục Thuế tỉnh thông báo DN phải nộp hơn 37 tỉ đồng tiền sử dụng đất cho diện tích giao thêm này nhưng hơn hai năm qua DN vẫn chưa nộp.

Thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Bình Thuận xử lý phần diện tích giao thêm nêu trên vì việc giao đất công không thông qua đấu giá.

Với dự án Khu du lịch Lan Anh tại thị xã La Gi, giá đất tỉnh phê duyệt cho chủ đầu tư lại thấp hơn báo cáo của thị xã La Gi tại thời điểm phê duyệt.

Tháng 11/2009, tỉnh giao bổ sung cho dự án này không qua đấu giá hơn 7.000 m2 và phê duyệt giá đất cho phần bổ sung này là 100.000 đồng/m2. Trong khi trước đó một tháng, UBND thị xã La Gi đã có báo cáo giá đất ở khu vực là 125.000 đồng/m2.

Ngoài những sai phạm trên, tỉnh Bình Thuận còn cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất ồ ạt khi chưa có quy hoạch sử dụng đất dẫn đến tình trạng nhiều dự án được cấp chồng lấn lên nhau.

Riêng dự án về du lịch, đã có 340 ha bị cấp chồng lấn lên các dự án khai thác khoáng sản. 79 dự án khác có 25 ha chồng lấn lên ranh giới điều tra, thăm dò và khai thác cát đen của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dự án sân gofl và biệt thự Hàm Thuận Nam chồng lên bốn dự án, dự án khu du lịch Thung Lũng Đại dương chồng lên trường học, trạm y tế, khu tái định cư và trung tâm hành chính xã.

(Theo PL TPHCM)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo