Cải tạo chung cư cũ: Trông chờ vào 'đại gia' địa ốc?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Cải tạo chung cư cũ: Trông chờ vào 'đại gia' địa ốc?

  • 10/11/2020
  • 86

Các chung cư nằm trong danh sách đợt này hầu như đều thuộc hàng có thâm niên nhất nhì Hà Nội và 'nhẵn mặt' về mức độ báo động nguy hiểm. Không ít người đang khấp khởi chờ đợi các dự án hoành tráng cỡ 'siêu đô thị” sẽ sớm hình thành trên những nền đất xưa cũ.

Giấc mơ chục nghìn tỷ đồng

Theo số liệu thống kê từ Sở Xây dựng, địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.516 chung cư cũ (quy mô từ 2 – 5 tầng), phần lớn được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1990. Các chung cư gần như tập trung ở 4 quận nội đô lịch sử và một số quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân…

Kết quả điều tra của các cơ quan chức năng cũng cho thấy, do áp lực về diện tích ở, nhu cầu cuộc sống cũng như việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự yếu kém về quản lý nên phần đa các khu chung cư cũ đều chứng kiến tình trạng cơi nới, xây dựng lấn chiếm đất trống, “chuồng cọp”.

Ngoài ra là chất lượng các hạng mục kỹ thuật ở chung cư cũ cũng đều thuộc hàng… quá 'đát', đã dẫn tới hậu quả xuống cấp ở hàng loạt công trình như các khu: nhà A-B Ngọc Khánh; E6-E7 Quỳnh Mai; B1 Giảng Võ hay B7-C1-E6-E9-G6A-G6B-G22 Thành Công…

Trước những lo ngại về an sinh cho người dân đồng thời thực hiện chỉ đạo của Nhà nước, tính đến năm 2016 Hà Nội đã hoàn thành xây dựng lại tổng cộng 9 chung cư cũ (gồm B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; I1, I2, I3 Thái Hà; P3 Phương Liệt và A6, C7 Giảng Võ); khởi công xây dựng mới 3 chung cư (B6, D2 Giảng Võ và C1 Thành Công) và một khối nhà N3 nằm trong dự án thí điểm cải tạo tổng thể khu tập thể Nguyễn Công Trứ, tổ chức di dời 2 chung cư (148-150 Sơn Tây và C8 Giảng Võ).

Đến tháng 4/2016, lãnh đạo Hà Nội đã có quyết định mang tính 'gỡ nút thắt' cải tạo chung cư cũ thông qua việc cho phép chung cư cũ được xây mới/cải tạo từ 21-25 tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia lập và thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ.

Theo đó, từ năm 2016-2020, Hà Nội cần thu hút đợt 1 với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 316.800 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo đồng bộ 10 khu chung cư cũ ở 4 quận nội thành. Phần lớn các khu chung cư được nhắc tới đều thuộc diện nguy hiểm cấp độ C như tập thể Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Kim Liên (quận Đống Đa); hay Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thành Công (quận Ba Đình)…

Chia sẻ về quyết định mới của TP. Hà Nội, bà Hà (hiện sinh sống tại một khu tập thể cũ ở quận Thanh Xuân) vui vẻ nói: “Tôi hi vọng những dự án thu hút đầu tư vào xây dựng, cải tạo chung cư cũ của thành phố đợt này sẽ nhận được quan tâm và sớm hiện thực hóa”.

cải tạo chung cư cũ
Người dân cho rằng, chỉ 'đại gia' trong làng bất động sản mới có thể khiến kế hoạch thay đổi bộ mặt chung cư cũ về đích thần tốc

E ngại …độ trễ

Độ trễ chính sách từ lâu đã được ví như điều khó tránh khỏi đối với bất cứ lĩnh vực nào. Trong ngành xây dựng, những đồ án có khi bị treo nhiều năm, các quy hoạch thì phải 'nằm chờ' xuyên thế kỷ đã thành chuyện chẳng còn xa lạ. Soi vào hoạt động cải tạo, xây dựng lại chung cư tập thể cũ, đã không ít ý kiến tỏ ra lo ngại về thời gian thực thi 10 dự án trị giá lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng – trước khi mơ tới những khu dân cư văn minh, hiện đại và đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật cùng tiện ích xã hội.

Lo ngại trên không phải là không có cơ sở, khi sau hơn 10 năm khởi động chương trình cải tạo và xây dựng mới chung cư cũ, phần thực hiện được vẫn chưa vượt quá con số 2%. Nguyên nhân dẫn tới thực tế này, chủ yếu đến từ vấn đề hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân.

Cụ thể, tại Hà Nội, các chung cư cũ thường đặt tại vị trí đắc địa nên người dân ngại di dời với tâm lý 'không còn cơ hội quay về nơi cũ', cũng như cho rằng hệ số đền bù thấp, bố trí tạm cư xa, sợ tiến độ thi công bàn giao chậm chạp…

Về phía doanh nghiệp, điểm vướng chủ chốt lại xoay quanh giải phóng mặt bằng, giới hạn độ cao – số tầng (khó cân đối bài toán kinh doanh) dẫn tới tâm thế không mấy mặn mà trước chính sách mời gọi của địa phương.

Còn nhớ, hình mẫu cho các mâu thuẫn khó dung hòa giữa các bên tham gia trực tiếp việc cải tạo chung cư cũ là trường hợp tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) và C1 Thành Công mới đây. Cụ thể, dự án cải tạo chung cư C1 - Thành Công bắt đầu triển khai từ năm 2008 sau khi tòa nhà bị nghiêng, lún nghiêm trọng. Các thủ tục pháp lý liên quan gồm cả phương án bồi thường lẫn tái định cư đều được hoàn thiện đúng pháp luật. Thế nhưng, khi dự án bắt đầu thi công hạng mục cọc thì không ít hộ dân lại kéo tới công trường ngăn cản. Hệ quả là dự án này sau đó phải dừng nhiều năm. Mới đây nhất, thành phố có thông báo dự án sẽ được bàn giao cho người dân vào tháng 9/2017.

Khốn đốn hơn, dự án thí điểm cải tạo xây dựng lại nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ ngay từ đầu đã gặp khó từ khâu vận động di dời cho tới việc người dân không chịu nộp tiền và nhận nhà(?!) Theo đó, lý do là vì: Một số hộ dân yêu cầu được giảm giá bán đối với phần diện tích tăng thêm, cho phép trả dần, trong khi một số hộ gia đình chính sách, hộ nghèo thì lại không có khả năng tài chính để nộp tiền…

Đến nay, những khó khăn từng xuất hiện trong bức tranh cải tạo chung cư cũ đã phần nào được khắc phục. Tuy nhiên, 'cập nhật' từ mức độ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho một số chung cư cũ, không ít người cho rằng sẽ chỉ trông chờ vào các 'đại gia' địa ốc mới mong kế hoạch này về đích nhanh chóng.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo