Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: “Cấm cửa” nhà thầu nếu còn chậm tiến độ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: “Cấm cửa” nhà thầu nếu còn chậm tiến độ

  • 25/10/2020
  • 106

Theo ông Đào Văn Chiến - Chủ tịch Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), sau 4 năm thi công, tất cả các gói thầu do nhà thầu quốc tế thực hiện đều bị chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu; khả năng tài chính có hạn. Nhà thầu thực hiện theo kiểu có tiền thì làm không có thì dừng; một số nhà thầu quốc tế phụ thuộc nhiều vào nhà thầu phụ của Việt Nam... Ông Đào Văn Chiến lo ngại: Mục tiêu năm 2015 thông xe toàn tuyến nhưng đến nay các nhà thầu chưa tính hết yếu tố bất trắc nên dù có hứa đúng tiến độ nhưng chưa thật sự yên tâm.

Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang chậm tiến độ

Đại diện đơn vị tư vấn giám sát (Liên danh Tư vấn VJEC) nhận định, điều đáng lo ngại là các nguyên nhân chậm tiến độ từ phía nhà thầu vẫn chưa được khắc phục triệt để, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ thi công toàn tuyến. Đặc biệt, tại một số gói thầu, nếu nhà thầu không nỗ lực để khắc phục bù tiến độ thì chắc chắn gói thầu sẽ không hoàn thành theo kế hoạch đề ra.

Cũng theo nhận định từ phía chủ đầu tư và tư vấn, mặc dù đều là nhà thầu có thương hiệu lớn như Keangnam (Hàn Quốc), Sơn Đông (Trung Quốc)… nhưng các đơn vị này đang thiếu sự hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ. Một số nhà thầu chính phụ thuộc vào các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp vật liệu trong nước, không quyết liệt trong việc chỉ đạo huy động đủ máy móc thiết bị và nhân lực để thi công theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, các nhà thầu cũng chủ động được tiến độ cung cấp vật liệu do chậm thanh toán hoặc không có cam kết ràng buộc với nhà cung cấp. Những bất cập này đã ảnh hưởng tới tiến độ chung của toàn dự án.

Tại buổi làm việc với chủ đầu tư và nhà thầu, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ rõ, dù là những thương hiệu nhà thầu lớn của quốc tế nhưng vẫn tồn tại tình trạng công ty mẹ tại Hàn Quốc không "rót" đủ tài chính cho công ty con; nhà thầu chính bán thương hiệu cho nhà thầu Việt Nam để lấy phần trăm nên phải phụ thuộc vào tiến độ của nhà thầu phụ; năng lực thi công hạn chế... Đây là dự án trọng điểm quốc gia lẽ ra phải hoàn thành vào năm 2013. Đến thời điểm hiện nay, dự án đã quá chậm. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là năng lực các nhà thầu quá yếu kém. Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu phải khẩn trương tăng cường năng lực tài chính, lực lượng quản lý dự án, kỹ sư trên công trường, tăng cường nhân lực để làm 3 ca, làm bù cho thời gian chậm... Bằng mọi giải pháp bảo đảm tiến độ cuối cùng. Nếu các nhà thầu lớn này không hoàn thành đúng tiến độ, Bộ GTVT sẽ "cấm cửa" không cho tham gia vào các dự án giao thông. Bên cạnh đó, chủ đầu tư rà soát lại thủ tục thanh toán; chuẩn bị đủ nguồn tiền, tạo điều kiện tốt nhất khi thanh toán cho các nhà thầu; tăng cường giám sát, kiểm tra việc sử dụng tiền thanh toán của nhà thầu; kịp thời xử lý khi thay đổi thiết kế; giao ban trên công trường với từng gói thầu, cùng tư vấn giám sát xử lý những vướng mắc…

Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 105,5km với điểm đầu nằm trên đường Vành đai 3 của Hà Nội, đi qua các tỉnh, thành phố là Hà Nội (6km), Hưng Yên (26,5km), Hải Dương (40km), Hải Phòng (33km). Công trình dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ thông xe và đưa vào khai thác.
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo