Chiêu bài biến đất thuê của dân thành đất sở hữu

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Chiêu bài biến đất thuê của dân thành đất sở hữu

  • 11/11/2020
  • 138

Những người dân tại xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, cuối năm 2008, hơn 50 hộ dân tại đây đã cho Công ty TNHH Hồng Vân thuê khu đất để trồng ngô trong vòng 5 năm theo sự vận động của chính quyền xã. Khi hết thời hạn cho thuê và lấy lại đất thì người dân bất ngờ phát hiện ra rằng toàn bộ diện tích đất cho thuê đã không còn thuộc quyền sử dụng của họ mà thuộc về doanh nghiệp. Đáng nói là việc chuyển nhượng số đất trên cho doanh nghiệp lại có chữ ký đồng thuận của chính họ.

biến đất thuê thành đất sở hữu
Doanh nghiệp dùng chiêu biến đất thuê của dân thành đất sở hữu của mình

Không chỉ tá hỏa khi biết mình bị lừa ký vào tờ thứ 2 trong bản hợp đồng chuyển nhượng đất, mà người dân còn phát hiện ra rằng chính quyền địa phương, cụ thể là lãnh đạo xã Cao Đại và huyện Vĩnh Tường đã tạo dựng văn bản với chữ ký khống để báo cáo cấp trên. Theo xác nhận của ông Tô Quang Thái, lúc đó là Đội trưởng Đội sản xuất số 9 và cũng là người được xã bầu làm đại diện chính quyền địa phương họp dân về việc cho Công ty Hồng Vân thuê đất, cuộc họp chỉ bàn đến việc người dân cho doanh nghiệp thuê đất 5 năm để trồng ngô, tuy nhiên trong biên bản họp lại ghi là họp về giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp làm lò gạch. Đồng thời, ông Thái cũng khẳng định ông không phải là trưởng thôn và chữ ký trong biên bản không phải là của ông.
 
Thực tế, ông Đặng Quang Thắng là Trưởng thôn Cao Xá, xã Cao Đại, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc và cũng là người được người dân cho rằng đã âm thầm giữ các bản hợp đồng chuyển nhượng đầy bí ẩn của 50 hộ dân trong hơn 3 năm qua và không hề đưa cho người dân. Khi các hợp đồng được trình lên huyện để làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp thì vợ ông Thắng thừa nhận đã giữ các giấy tờ này.
 
Bất ngờ hơn nữa là mặc dù đến nay khu đất của người dân đã được chuyển quyền sử dụng sang cho doanh nghiệp, song tại các sổ đỏ do người dân nắm giữ, tại trang thứ 4, UBND huyện Vĩnh Tường lại không hề điều chỉnh về việc chuyển nhượng này. Theo đúng quy định của pháp luật thì đây là hoạt động bắt buộc đối với giao dịch chuyển nhượng BĐS. Việc cho thuê 5 năm với việc chuyển nhượng vĩnh viễn là hoàn toàn khác nhau. Chắc chắn với việc xin thuê đất 5 năm rồi lừa ký vào hợp đồng chuyển nhượng vĩnh viễn như thế này thì người dân sẽ không bao giờ đưa sổ đỏ cho doanh nghiệp để cũng làm các thủ tục điều chỉnh.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo