Cho DN chuyển lãi từ kinh doanh BĐS: Ngân sách giảm thu hàng nghìn tỷ đồng

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Cho DN chuyển lãi từ kinh doanh BĐS: Ngân sách giảm thu hàng nghìn tỷ đồng

  • 23/10/2020
  • 84

Quy định này đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung vào Dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung một số Điều tại các Luật về thuế đang được lấy ý kiến công khai.

Vụ chính sách thuế - Bộ Tài chính cho rằng, giai đoạn hiện nay khi thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng, nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực BĐS thua lỗ. Theo quy định hiện hành, DN được lấy phần lãi từ hoạt động kinh doanh khác bù trừ cho lỗ từ chuyển nhượng BĐS. Như vậy tức là DN mới chỉ được bù trừ một chiều mà lãi từ hoạt động chuyển nhượng BĐS không được bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh khác.

Thực tế cho thấy, nhiều DN đi vay vốn ngân hàng nhưng sau đó gặp khó khăn về tài chính không trả được nợ nên phải bán đi BĐS. Quy định hiện hành dẫn đến một bất cập là khi bán BĐS có lãi thì DN phải nộp thuế ngay mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đang thua lỗ. Do đó, nhiều trường hợp DN nộp thuế xong thì số tiền còn lại cũng không đủ để trả ngân hàng.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất để tháo gỡ khó khăn cho các DN, góp phần xử lý nợ xấu cần bổ sung quy định bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi và bổ sung Luật thuế TNDN theo hướng cho phép DN
được bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Được biết, với đề xuất DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động kinh doanh khác, Bộ Tài chính cũng đã có những đánh giá tác động của đề xuất. Bộ Tài chính cho rằng, việc bù trừ lãi lỗ là thực hiện trên sổ sách của DN còn khoản tiền có được do bán tài sản bảo đảm vẫn dùng để trả nợ ngân hàng. Trường hợp sau khi bù trừ mà còn thu nhập thì DN có tài sản bảo đảm sẽ kê khai và nộp thuế TNDN cùng với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh (tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm), chứ không phải nộp ngay trong vòng 10 ngày kể từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế (là thời điểm chuyển nhượng BĐS).

Hơn nữa, nếu cho phép DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng góp phần giảm thủ tục hành chính. Vì DN không cần phải hạch toán riêng thu nhập từ chuyển nhượng BĐS (trừ các DN đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN) và cũng không phải kê khai hay nộp thuế riêng trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với khoản thu nhập này.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho bổ sung quy định DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng BĐS với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đồng thời góp phần tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu.

Song theo Bộ Tài chính, quyết định cho bù trừ như trên cũng có nhược điểm là gây mất nguồn thu của địa phương nơi có BĐS được chuyển nhượng bởi vì DN sẽ kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính.

Nhằm giải quyết vấn đề đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho nghiên cứu để bổ sung quy định tại Nghị định về quản lý thuế theo hướng doanh nghiệp có thu nhập từ BĐS vẫn kê khai và nộp thuế cùng với thu nhập từ sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính, song sẽ có tiêu thức để phân bổ nguồn thu từ chuyển nhượng BĐS cho địa phương nơi có BĐS được chuyển nhượng

Đặc biệt, Bộ Tài chính cũng có đánh giá tác động của đề xuất tới thu NSNN. Đơn vị này cho biết, thuế từ hoạt động chuyển nhượng BĐS năm 2014 ước đạt 10.333 tỷ đồng. DN có lãi trước thuế năm 2014 là 333,6% và DN lỗ chiếm khoảng 66,4%. Nghĩa là có thể giả định trong số DN đang lỗ có khoảng 30% DN nộp thuế chuyển nhượng BĐS. Lãi từ BĐS nhỏ hơn lỗ hiện có của các DN. Bởi vậy, khi áp dụng quy định bù trừ lãi từ bán BĐS cho hoạt động kinh doanh khác thì ngân sách sẽ giảm thu khoảng 3 nghìn tỷ đồng.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo