Chủ động xây dựng cơ chế, phù hợp đặc thù địa phương

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Chủ động xây dựng cơ chế, phù hợp đặc thù địa phương

  • 13/11/2020
  • 96
Xây xong là xong?

Vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng được Đoàn giám sát đặc biệt quan tâm. Theo ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học - Công nghệ Quốc hội ở khu Phú Mỹ Hưng (TP.HCM), chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình suốt 50 năm, nên người mua yên tâm về chất lượng nhà ở.

Mô hình chịu trách nhiệm này rất hay nhưng dường như chưa có ở Hà Nội. Theo ông Lĩnh: “Bây giờ có những ngôi nhà ở Hà Nội, người ta đến ở rồi tìm mỏi mắt không biết ai xây dựng. Chủ đầu tư xây xong là xong, không có trách nhiệm với công trình nữa”.

Trong khi đó, ông Dương Đình Hân, kỹ sư xây dựng, thành viên của Đoàn giám sát yêu cầu Hà Nội làm rõ chế tài khi chủ đầu tư không làm đúng bổn phận. Ông Hân đặt vấn đề: “Nhà hư hỏng nhưng dân chờ mãi “các ông” không sửa cho thì chế tài xử lý như thế nào?”.

Giải đáp những chất vấn của Đoàn giám sát, Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Xuân Anh cho rằng, một trong những lý do khiến chúng ta chưa thể yên tâm về công trình xây dựng là chất lượng của công nhân xây dựng thời nay không được như mong muốn, thậm chí thua thời bao cấp.

Ông Anh cho biết thêm: “Công nhân được đào tạo gấp để kịp thời tham gia xây dựng công trình. Nhiều người được tuyển làm thời vụ, làm xong công trình là nghỉ. Do vậy, số lượng và chất lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật xây dựng đều đang rất đáng lo”.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Xuân Anh, Hà Nội là một trong những địa phương có hệ thống quy định về quản lý xây dựng đầy đủ nhất. Trong đó, TP đã quy trách nhiệm chủ đầu tư, cán bộ kỹ thuật rất cụ thể đối với chất lượng công trình, đồng thời tổ chức kiểm tra các công trình để xem xét xử các vi phạm về chất lượng.

Tuy nhiên: “Mỗi năm Hà Nội có 2.000 công trình xây dựng, nhưng chúng tôi chỉ có thể kiểm tra được 100 công trình. Việc quản lý chủ yếu bằng pháp luật, trông chờ sự tự giác của các chủ công trình”. Giám đốc Sở Xây dựng cũng cho biết là mức xử phạt đối với các vi phạm mới chỉ dừng ở mức vài chục triệu đồng.

Nên bán nhà chung cư có thời hạn

Trong khi giải trình với Đoàn giám sát, Hà Nội cũng đưa ra những vướng mắc trong quản lý xây dựng. Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Xuân Anh cho rằng Bộ Xây dựng quy định thời gian bảo hành tăng lên 5 năm, nhưng cũng chưa đủ.

Hà Nội đã chủ động có những “chế tài” riêng để bảo đảm trách nhiệm của đơn vị thi công. “Sau 5 năm công trình bị hư hỏng mà lỗi không do tác động môi trường, người dân hoặc tương tự thì đơn vị thi công vẫn phải chịu trách nhiệm sửa chữa. Nếu không, chúng tôi sẽ xem xét không cho làm những công trình khác” - ông nói.

“Trung Quốc bán nhà chung cư trong 50 năm. Nhiều nước khác đều làm vậy. Nhưng chúng ta coi nhà chung cư là vĩnh cửu, bán nhà vô thời hạn. Thế mới có chuyện chung cư cũ lên giá, đắt ngang chung cư mới”. - ông Đỗ Xuân Anh so sánh và khẳng định đây là bất hợp lý, gây khó khăn cho việc cải tạo, xây dựng mới những công trình xuống cấp.

Do vậy, Sở Xây dựng đề nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng nên có quy định rõ định mức bảo trì công trình xây dựng. Vì hiện nay nhiều người quản lý công trình xây dựng không có chuyên môn về xây dựng như hiệu trưởng trường học, giám đốc bệnh viện...

Ông Đỗ Xuân Anh đề xuất: “Chẳng hạn quy định 3 năm phải quét sơn, bảo dưỡng công trình... thì cứ đến thời hạn 3 năm chủ quản lý, sử dụng công trình phải thực hiện. Như vậy sẽ thực tế hơn”.

Bà Phạm Hòa Bình, chuyên viên của Cục Giám định công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đồng tình với ý kiến của ông Đỗ Xuân Anh: “Quy định định mức bảo trì đúng là đang rất mơ hồ, gây khó khăn trong công tác này”.

Tuy nhiên theo bà Bình, quy định của T.Ư thường khái quát, chung chung, nên địa phương phải chủ động, sáng tạo để vận dụng cụ thể phù hợp với đặc thù của mình. “Hướng dẫn chi tiết về quy hoạch, thiết kế đô thị là rất khó. Địa phương phải chủ động làm cụ thể, không thể trông chờ được” - bà nhấn mạnh.

Nhanh chóng điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho biết:

- Quy định chỉ tiêu nhà ở xã hội cứng nhắc (cao 6 tầng, không có cầu thang máy...) đã hạn chế khả năng xã hội hóa xây dựng loại nhà này. Trong khi việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách ngày càng trở nên khó khăn.

- Hạn chế về chiều cao công trình khiến cơ hội thu lợi của các nhà đầu tư rất thấp. Đây là nguyên nhân khiến mục tiêu xã hội hóa xây dựng nhà ở xã hội thất bại. Có thể điều chỉnh tăng lên 12 tầng để thu hút các nhà đầu tư.


Theo Hà Nội Mới

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo