Chủ tịch HoREA: Cần công bằng với doanh nghiệp bất động sản

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Chủ tịch HoREA: Cần công bằng với doanh nghiệp bất động sản

  • 23/10/2020
  • 88

Theo ông Châu, bất động sản (BĐS) là một trong những ngành kinh tế nền tảng của đất nước, có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế khác, cung ứng nhiều sản phẩm, nhất là nhà ở và góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Theo quy định hiện hành, đa số các ngành nghề đều được Nhà nước cho phép hạch toán bù trừ trong quá trình kinh doanh để xác định lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế này lại không được áp dụng đầy đủ cho hoạt động kinh doanh BĐS, vì theo quy định thì kinh doanh BĐS phải được hạch toán riêng.

Doanh nghiệp được lấy lợi nhuận trong hoạt động ở các lĩnh vực khác để bù trừ cho kinh doanh BĐS bị thua lỗ nhưng không được lấy lợi nhuận từ kinh doanh BĐS để bù trừ cho các hoạt động khác bị thua lỗ.

Doanh nghiệp BĐS
Nhà nước cần cho phép doanh nghiệp được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất,
kinh doanh khác với lợi nhuận từ kinh doanh BĐS

Ông Châu khẳng định, đây là quy định bất hợp lý và không còn phù hợp với tinh thần đổi mới khi xây dựng Luật Đầu tư 2014 đã quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Cũng theo ông Châu, trong cùng một doanh nghiệp thì các hoạt động đầu tư, kinh doanh đều được đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp, có vai trò hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả sản xuất, kinh doanh chính là kết quả tổng hợp của các hoạt động trên. Vì vậy, cần bãi bỏ quy định lỗi thời này và cho phép được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác với lợi nhuận từ kinh doanh BĐS để phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết.

Đồng thời, vấn đề ách tắc lớn trong việc lựa chọn nhà đầu tư BĐS cũng được ông Châu đưa ra tại hội nghị. Ông Châu cho rằng, từ ngày Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực cho đến nay, cũng là khoảng thời gian mà nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại rất lớn do Sở Xây dựng không thể trình UBND thành phố để xét duyệt hồ sơ lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở, mà chỉ vì khoản 2 điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP và khoản 4 điều 23 Luật Nhà ở đã quy định là doanh nghiệp khi đã nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thì mới được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.

Chủ tịch HoREA cho biết, quy định này vừa không phù hợp với thực tế, lại vừa xung đột với Luật Đất đai 2013 vì tại khoản (1.b) điều 169 của Luật Đất đai đã quy định tổ chức kinh tế được nhận chuyển quyền sử dụng đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp...

Cũng theo vị chủ tịch, nghiên cứu kỹ thì thấy Luật Đất đai đã quy định hợp lý hơn bởi trên thực tế khi doanh nghiệp thực hiện giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thì đa phần là đất chuyên dùng và đất nông nghiệp. Do đó, cần phải sửa đổi ngay khoản 4 điều 23 Luật Nhà ở bằng cách thay thế từ "đất ở" thành từ "đất" để phù hợp với khoản (1.b) điều 169 Luật Đất đai 2013, nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cũng như tháo gỡ được ách tắc hiện nay trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà.

Ông Châu cho biết thêm, UBND Tp.HCM cũng đã đề xuất là với đặc thù của thành phố, đa số các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đều có nguồn gốc do đền bù đất chuyên dùng hoặc đất nông nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã có quyền sử dụng đất hợp pháp thì nên được chỉ định làm chủ đầu tư dự án để giải quyết ách tắc hồ sơ chấp thuận chủ đầu tư hiện nay.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo