Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đô thị cần đổi mới

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đô thị cần đổi mới

  • 10/11/2020
  • 102
Thực tế, từ năm 2006, Nghị định 02/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế khu đô thị mới được ban hành đã phát huy hiệu quả. Diện mạo đô thị đổi mới từng ngày cả về quy mô, số lượng đến chất lượng đô thị. Tuy nhiên, sau 5 năm ban hành, Nghị định 02/2006/NĐ-CP cũng bộc lộ những bất cập cần khắc phục như: sự kết nối giữa các đô thị, đặc biệt kết nối hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức; Nhà ở xã hội đặc biệt nhà ở cho người thu nhập thấp, người nghèo đô thị đã được quan tâm nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa…

Do đó, nhằm lập lại trật tự phát triển đô thị hướng đến sự phát triển đô thị một cách bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai, phát triển đô thị phải đạt được mục tiêu xã hội vì chất lượng cuộc sống của con người, trong đó đặc biệt quan tâm đến người thu nhập thấp, người nghèo khó có điều kiện tiếp cận nhà ở… Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì cùng các bộ, ngành xây dựng dự thảo Nghị định Quản lý dự án phát triển đô thị nhằm thay thế Nghị định số 02/2006/ NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế khu đô thị mới.

Tại hội nghị đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các vị đại biểu vào dự thảo và sẽ là cơ sở để Bộ Xây dựng hoàn thiện, trình Chính phủ thông qua để phù hợp với nhu cầu quản lý đô thị theo tình hình mới; xây dựng các đô thị hạt nhân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Dự thảo Nghị định Quản lý dự án phát triển đô thị gồm 6 chương, 42 điều, quy định cụ thể từ lựa chọn, công bố khu vực phát triển đô thị, chuẩn bị và thực hiện dự án phát triển đô thị đến những quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và các điều khoản thi hành.

Tại dự thảo, Đề án đổi mới cơ chế đầu tư xây dựng được xây dựng cụ thể, chặt chẽ từ trình tự thủ tục chuẩn bị triển khai dự án theo hướng cải cách thủ tục hành chính; Phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập quốc tế; Khắc phục những khó khăn trong cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng hiện nay; Tiếp tục cải tiến nội dung giấy phép xây dựng, giấp phép sử dụng công trình…cũng như việc quản lý chi phí, chất lượng an toàn trong thiết kế, thi công…

(Theo HNM)


Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo