Có thể làm đường trên cao tránh 3 cầu vượt

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Có thể làm đường trên cao tránh 3 cầu vượt

  • 26/10/2020
  • 106
Chiều 1/7, tại buổi họp báo Chính phủ, trả lời câu hỏi của VnExpress.net về quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải trước thông tin Hà Nội có thể phải phá 3 cây cầu vượt mới xây trị giá cả nghìn tỷ đồng để làm đường vành đai trên cao, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng cho biết, để giảm ách tắc nội đô, cần phải làm các nút giao thông khác mức vì nếu giải phóng mặt bằng thì chi phí rất tốn kém.

Chính vì vậy, đường vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở có thể đi trên cao hoặc dưới thấp và không phải đập phá cầu vượt tại Ngã Tư Vọng. Còn nút giao thông Ngã Tư Sở được làm từ nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, bên dưới có hệ thống đường bộ, trên cao có cầu vượt nên từ đây lên đường vành đai 2 đoạn đường Bưởi, Cầu Giấy thì có thể xây vượt lên trên, đi ngầm dưới đất hoặc làm tránh sang một bên.

Tương tự, dự án đường vành đai 3 được khởi công từ năm 2000 và 4 năm sau thông cầu vượt Mai Dịch, đem lại hiệu quả lớn. Và dự án đường vành đai 3 giai đoạn 2 làm cầu cạn trên cao từ Pháp Vân nối với cầu Thăng Long để đi lên sân bay Nội Bài sẽ nối với cầu vượt Mai Dịch, không có việc đập phá cầu.

"Cách đây 15-20 ngày, khi trao đổi vấn đề làm tuyến đường sắt trên cao với ông Nguyễn Văn Khôi (Phó chủ tịch UBND Hà Nội), chúng tôi cũng không bàn đến chuyện này. Trong quy hoạch của Hà Nội, quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Hà Nội cũng chưa bao giờ đề cập đến vấn đề này", ông Hùng nhấn mạnh.

Có thể làm đường trên cao tránh 3 cầu vượt | ảnh 1
Đoạn đường nối Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở. Ảnh: Google map.

Ngày 29/6, trước thông tin về việc 3 cây cầu vượt Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Mai Dịch mới được xây dựng trị giá cả nghìn tỷ đồng có thể sẽ phải đập bỏ để làm đường vành đai 2, vành đai 3 trên cao, UBND Hà Nội đã có văn bản khẳng định, thành phố không có chủ trương phá bỏ 3 cầu vượt để xây dựng đường trên cao dọc tuyến vành đai.

Trong khi đó, TS Khuất Việt Hùng - Trưởng bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Giám đốc Trung tâm hợp tác và giáo dục quốc tế (ĐH Giao thông Vận tải) lại cho hay, nếu làm cầu cạn vượt qua cầu vượt Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở thì không biết cách xử lý đường tiếp cận lên xuống như thế nào, phải bắt đầu đường lên xuống của cầu cạn đó ở đâu vì khoảng cách giữa 2 ngã tư không lớn.

"Phương án vượt lên trên như vậy có thể nói là rất xấu và khi đó nhiệm vụ nâng cao năng lực cho đường vành đai 2 của cầu cạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", TS Khuất Việt Hùng nhận định.

Cầu vượt Ngã Tư Sở nối trung tâm thành phố với quận Hà Đông, thông xe năm 2006. Cầu vượt Ngã Tư Vọng, nối trung tâm với cửa ngõ phía Nam, thông xe năm 2002. Cầu vượt Mai Dịch gần bến xe Mỹ Đình, khánh thành năm 2003. Ngoài khoản đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, để xây dựng những cầu vượt trên, nhiều hộ dân đã phải di dời để giải phóng mặt bằng.

(Theo VnExpress)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo