Công và tội của sân golf: Bên nào nặng hơn?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Công và tội của sân golf: Bên nào nặng hơn?

  • 25/10/2020
  • 100
Từ “búa rìu dư luận” ấy, buổi tọa đàm Quy hoạch sân golf và các vấn đề kinh tế golf” diễn ra chiều 11/5 là một cơ hội để những người yêu thích golf lên tiếng bênh vực và đòi quyền lợi cho môn thể thao quý tộc này.

Trên địa bàn tỉnh Vinh Phúc hiện đang có ba sân golf, bao gồm sân golf Đại Lải, Đầm Vạc và Tam Đảo. Ba sân golf này được đặt ở những vị trí đắc địa của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút khá lớn lượng “golf thủ” trong ngoài nước.

Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc Lương Quốc Thái cho biết, mặc dù mới chỉ là bước đầu nhưng nhưng hàng năm, ba sân golf cũng đóng góp khoảng 30 tỷ đồng mỗi năm, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 1.000 lao động trong tỉnh.

Công và tội của sân golf: Bên nào nặng hơn? | ảnh 1
Trong quy hoạch không được lấy đất lúa làm sân golf. Ảnh minh họa

Ủng hộ việc phát triển loại hình golf tại Việt Nam, song ông Thái cũng thừa nhận thực tế sân golf thường gắn liền với loại hình biệt thự nhà vườn. “Để sân golf phát triển đúng nghĩa, có cần tách biệt mảng golf với biệt thự nhà vườn ra không? Nếu tách ra thì phải thực hiện như thế nào?” – ông Thái băn khoăn.

Trước năm 2009 Việt Nam có tổng cộng 166 sân golf. Nhưng từ sau quy hoạch sân golf theo quyết định 1946/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã có 76 sân golf bị loại bỏ. 90 sân golf còn lại nằm trong quy hoạch, được bố trí phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương. Ngoài ra, Chỉ thị 11/2012/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành còn quy định, ngoài các dự án đã xây dựng, những dự án sân golf còn lại phải loại bỏ hoàn toàn đất lúa.

Nằm giáp ranh với thủ đô Hà Nội, Giám đốc Sở KH&ĐT Thái Nguyên Nguyễn Đức Vinh cho biết, tỉnh Thái Nguyên vừa kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ cho phép mở 3 sân golf trên trên địa bàn tỉnh.

Ông Vinh cho rằng, diện tích đất quy hoạch làm sân golf chủ yếu thuộc đất gò đồi, nếu phát triển nông nghiệp cũng cho năng suất thấp. Golf không những không làm ô nhiễm mà còn làm trong sạch hơn cho cảnh quan và môi trường. Mặt khác golf vừa là môn thể thao được nhiều người ưa thích, lại có khả năng tạo công ăn việc làm, phát triển du lịch, thu hút đầu tư…

Tổng thư ký Hiệp hội golf Việt Nam Nguyễn Văn Hảo tỏ ra khá bức xúc trước những lý do phản đối loại hình sân golf. Ông Hảo cho rằng, đã đến lúc phải “trả lại tên cho em”, nghĩa là phải hiểu về golf theo một chiều hướng tích cực.

Về mặt môi trường, ông Hảo cho biết các sân golf đều phải có tiêu chuẩn nhất định. Bộ TN&MT đã đi khảo sát và đã thu được kết quả, nhưng lại không công bố rộng rãi nên mới có sự hiểu lầm từ dư luận.

Hay thực trạng sân golf “ăn” đất nông nghiệp, theo ông Hảo đây là lỗi của địa phương sở hữu sân golf đó, chứ không phải lỗi của một đất nước. Ông Hảo cũng lý giải, golf thường gắn liền với BĐS, nếu chỉ hoạt động ở mỗi lĩnh vực golf không thì doanh nghiệp sẽ không có lãi. Vì thế không nên cấm chủ các sân golf đầu tư vào lĩnh vực BĐS.

“Loại hình sân golf vừa tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách địa phương, lại có thể là kênh thu hút đầu tư hiệu quả. Trước khi đầu tư vào tỉnh Nghệ An, một doanh nhân người Hàn Quốc đã hỏi tôi ở đó có sân golf hay không? Khi biết ở đây có sân golf, vị doanh nhân mới quyết định đầu tư vào tỉnh này” – ông Hảo dẫn dụ.

Công và tội của sân golf: Bên nào nặng hơn? | ảnh 2
Loại hình sân golf thường gắn liền với BĐS biệt thự nhà vườn. Ảnh internet

GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài phân tích, chủ trương không lấy đất lúa làm sân golf là đúng. Nhưng như thế không phải golf có tội. Điều quan trọng ở Việt Nam lúc này là phải phát huy tính năng đích thực của golf.

Đối với vấn đề môi trường, GS. Nguyễn Mại cho rằng, những người chơi golf đều là những người giàu có. Hơn ai hết họ luôn biết bảo vệ sức khỏe của mình, vì thế sẽ không có chuyện sân golf ảnh hưởng đến vấn đề môi trường.

“Cần coi golf như một môn thể thao đích thực để tạo nên môi trường đầu tư tốt tại Việt Nam. Đối với kinh tế thị trường, mục đích vẫn phải là hiệu quả kinh tế. Chúng ta phải xem xét lại chính sách đầu tư nước ngoài nói chung, trong đó có chính sách thuế đối với sân golf” – GS. Nguyễn Mại kiến nghị.

Tán thành sự phát triển loại hình golf tại Việt Nam, nhưng Ông Nguyễn Ngọc Chu – Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội golf Việt Nam cho rằng, mức giá chơi golf của ta hiện nay đang ở mức quá cao, gấp 3 – 4 lần ở Thái Lan, Malaysia. Vì vậy cần phải có chiến lược phát triển, giảm giá thành chơi golf mới có thể thu hút được người chơi.

Đánh giá về thực trạng phát triển mạng lưới sân golf tại Việt Nam, đại diện Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KH&ĐT cho rằng, với 90 sân golf nằm trong quy hoạch không phải là quá nhiều như dư luận phản ánh. Số lượng người chơi và số lượng sân golf của Việt Nam còn kém xa so với một số nước như Mỹ Anh, Nhật Bản, Thái Lan...

Viện Chiến lược Phát triển cho rằng, để hình thành một sân golf phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của từng địa phương, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra sân golf phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí như có diện tích dưới 100 ha, không được sử dụng quá 10% diện tích đất nông nghiệp, kiểm soát nghiêm về mặt môi trường…

(Theo Infonet)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo