Đà Nẵng: Dân ngày đêm chờ tái định cư

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Đà Nẵng: Dân ngày đêm chờ tái định cư

  • 27/10/2020
  • 109

Đây là những hộ dân nằm trong khu vực di dời để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án khu liên hợp thể thao và khu biệt thự ven sông được phê duyệt tại phường Hòa Xuân.

Không rõ ngày dời đi

Nhà chị Cao Oẳn không có một tài sản gì. Nhà xây tám năm nay nhưng cũng không có cửa




Hơn một tháng nay, người dân tại tổ 7 (phường Hòa Xuân) phải sống trong cảnh bị nước ngập quanh nhà và sân vườn. Nước tràn vào cả con đường bêtông liên thôn và những đám ruộng bỏ hoang, nơi cao nhất lên đến 1m. Đây chính là khu vực trũng thấp nhất hiện nay, thấp hơn mặt bằng mới đang san lấp gần 2m nên nguồn nước mưa và hệ thống nước thải chưa được đấu nối hoàn thiện đều đổ dồn về khu vực này.

Mặc dù đã được kiểm định và áp giá đền bù để di dời bàn giao mặt bằng nhưng đến nay tại tổ dân phố 7 và các tổ lân cận như 9, 10, 14, 15 và 16 vẫn còn hàng trăm hộ dân chưa được bố trí tái định cư. “Ruộng đã trả lại cho Nhà nước, số tiền đền bù từ đất nông nghiệp cũng đã trang trải hết cho những ngày chưa có việc làm chờ tái định cư. Giờ đây bà con chỉ trông làm sao sớm được đi khỏi nơi này” - ông Phạm Phú Khoa, tổ trưởng tổ 7, cho biết.

Tương tự, hơn 80 hộ dân tại tổ 40 (phường Hòa Xuân) cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi “đi không được, ở không xong”. Từ năm 2008, TP bắt đầu thu hồi đất ruộng, giải tỏa mặt bằng cho dự án khu biệt thự ven sông. Đến nay dù đã bước sang năm thứ 5, ruộng đồng bị lau lách mọc um tùm, nhà cửa xuống cấp nặng nhưng người dân vẫn chưa được di dời. Con đường duy nhất dẫn vào khu dân cư bị xuống cấp nặng, mùa nắng bụi bặm, mưa xuống thì lầy lội. Theo ông Nguyễn Phan Vinh - tổ trưởng tổ 40, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do không có việc làm. “Bà con cứ thấp thỏm ngày đêm vì không rõ ngày nào sẽ chuyển đi. Nhiều người phải đi làm ăn khắp nơi nhưng không yên tâm, năm bữa nửa tháng lại chạy về nghe ngóng tình hình nên thu nhập cũng chẳng bao nhiêu. Chưa an cư nên không thể lạc nghiệp được” - ông Vinh cho biết.

Thiếu vốn, giãn tiến độ

Ông Nguyễn Xuân Đào - phó chủ tịch UBND phường Hòa Xuân - cho biết hiện còn gần 300 hộ dân chưa được bố trí tái định cư, phải sống trong điều kiện khó khăn về kinh tế, cơ sở hạ tầng. Nhiều người trong số đó phải đi thuê nhà chờ bố trí tái định cư, số còn lại muốn nâng cấp, gia cố nhà cửa để sống tạm nhưng lại không được vì vướng quy định và thiếu kinh phí.

Theo ông Trần Vũ Nguyên - trưởng Ban giải tỏa đền bù các dự án đầu tư và xây dựng số 2, TP Đà Nẵng, công tác bố trí tái định cư tại Hòa Xuân diễn ra chậm là do thiếu tiền đền bù. Hiện nay nguồn vốn thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ chỉ mới được giải ngân 270,4 tỉ đồng trong tổng số 385,6 tỉ đồng được phê duyệt, còn hơn 115 tỉ đồng chưa được TP cấp vốn để chi trả. “Về mặt giấy tờ, thủ tục thì tiến độ công việc đều được triển khai theo đúng kế hoạch nhưng trên thực tế do thiếu tiền nên chúng tôi phải giãn tiến độ, thậm chí là dừng lại để giải quyết theo phân kỳ từng hạng mục của dự án. Điều này sẽ làm người dân thêm vất vả nhưng đó là cách duy nhất trong tình hình khó khăn về kinh tế như bây giờ” - ông Nguyên nói.

Đó là khu tái định cư Suối Lau, thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) của hơn 400 hộ đồng bào Raglai đang ở tại ba thôn Suối Lau 1, 2 và 3. Khu này được lập cách đây 12 năm nhưng đến nay vẫn còn nhiều nhà không có cửa, bên trong chẳng có tài sản gì giá trị, còn đường đi làm rẫy kiếm ăn thì xa tới 30km...

Theo ông Lương Đức Huệ - chủ tịch UBND xã Suối Cát, hơn 400 hộ dân này phải di dời khỏi nơi ở cũ của họ tại khu Đá Giăng (là khu vực dành xây dựng hồ chứa nước Suối Dầu) để về tái định cư tại Suối Lau kể từ năm 2001. Khi Nhà nước xây dựng nhà tái định cư cho dân theo “chương trình 134” thì nhà không có cửa và không được tô trát tường. Vài năm sau đó, có đoàn thanh niên tình nguyện lên làm cửa cho một số hộ dân. Mấy năm gần đây, Nhà nước đã có chủ trương tô trát nhà cho các hộ tái định cư đó. “Hiện nay tôi không thể biết chính xác có bao nhiêu hộ chưa làm cửa nhà vì lúc thì đoàn thanh niên làm, cũng có khi người dân tự làm. Tôi chỉ biết tất cả nhà ở thôn Suối Lau 1 đã được tô tường, còn thôn Suối Lau 2 và Suối Lau 3 đang lên kế hoạch để tô hết trong năm nay”.

Anh Cao Chiêng, một người dân tại khu tái định cư Suối Lau, cho biết gia đình anh chuyển từ khu Đá Giăng xuống đây từ năm 2004, nhưng cuộc sống gặp nhiều khó khăn vì rẫy cũ còn ở Đá Giăng cách nhà tái định cư gần 30km. Đối diện nhà anh Chiêng là nhà chị Cao Oẳn được xây cách đây tám năm nhưng giờ vẫn còn trống trải, không có cửa, trong nhà cũng không có tài sản gì ngoài chiếc chiếu và mớ quần áo cũ. Chị Oẳn cho biết gia đình có hơn 7 sào đất trên khu Đá Giăng nhưng gần như bỏ hoang vì đường đi làm quá xa, lại không có phương tiện đi lại. “Khi trước ở trên đó trồng chuối còn chăm sóc được. Giờ về đây xa quá, chuối còi cọc bán rẻ lắm, không muốn gùi về nữa” - chị Oẳn nói. Nhiều nhà tái định cư khác trong thôn này dân phải tự làm cửa bằng cách chặt cây lồ ô đan lại với nhau hoặc một số nhà thì được làm thêm cửa bằng tấm tôn.

Chiều 20-3, bà Nguyễn Thị Thạnh - chủ tịch UBND huyện Cam Lâm - cho biết: qua chuyến khảo sát mới đây thì nguyên nhân gây khó khăn cho đồng bào dân tộc Raglai là thiếu đất sản xuất, trong khi đất rẫy ở quá xa trong rừng. “Sắp tới huyện sẽ có chủ trương bóc tách đất thuộc vùng đệm của khu vực Hòn Bà (không ảnh hưởng đến khu Hòn Bà) để giao cho bà con sản xuất. Bên cạnh đó còn nhiều chương trình hỗ trợ hằng năm cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giúp bà con quen với phương thức sản xuất mới, cải thiện đời sống...”, bà Thạnh cho hay.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo