Dân sống khổ vì dự án khu du lịch trên giấy tại Quảng Nam

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Dân sống khổ vì dự án khu du lịch trên giấy tại Quảng Nam

  • 31/10/2020
  • 93

Đã nghèo còn gặp phải “treo”

Tháng 6/2012, Báo NTNN nhận được đơn kêu cứu của các hộ dân xã Ba (Đông Giang, Quảng Nam) về việc: UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt cho Công ty Phước Tiến (Đà Nẵng) xây dựng Khu du lịch sinh thái Hồ Ban Mai - Sông Vàng tại địa phương với tổng diện tích 60ha. Điều đáng nói là sau 7 năm triển khai dự án, Công ty Phước Tiến vẫn chưa tiến hành đền bù giải tỏa mặt bằng, dự án.

Dân sống khổ vì dự án khu du lịch trên giấy tại Quảng Nam | ảnh 1
Hàng ngày ông Nguyên đi bẻ cành keo lai để bán củi kiếm sống.

Theo cán bộ xã Ba, dự án này được cấp phép năm 2005 và tới tháng 1/2006 được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt địa điểm thực hiện dự án. Sau khi được cấp đất, Công ty Phước Tiến đã tiến hành khoanh vùng và giải tỏa mặt bằng. Có 38 hộ dân nằm trong khu vực dự án. Hiện nay 38 hộ dân này đang phải sống khổ sở vì không có đất sản xuất, nhà cửa xuống cấp không được nâng cấp sửa chữa. Những hộ dân ở đây chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo.

Nhà ông Trần Ngọc Nguyên (70 tuổi) ở thôn Éo mỗi khi mưa xuống là nước chảy lênh láng khắp nhà. Với hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông, năm 2011, UBND xã Ba hỗ trợ xây lại nhà theo Chương trình 167. Khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư Dự án Hồ Ban Mai - Sông Vàng đã không cho phép vì nhà ông Nguyên nằm trong diện tích quy hoạch và đã được kiểm kê. Ông Nguyên than thở: “Nhà tôi xiêu vẹo dột nát, không biết nó đổ lúc nào. Được cái nhà 167 thì cũng không thể làm, ở không xong mà đi thì chỉ biết chui vào rừng làm lán ở.”

Không chỉ vậy, dự án này còn “ẵm” luôn hàng chục ha keo lai được người dân trồng cách đây 7-8 năm, nay đã đến vụ thu hoạch nhưng người dân cũng không được phép thu hoạch. Ông Trần Ngọc Tuấn (62 tuổi, trú thôn Ban Mai 1) bức xúc: “Nhà tôi có 4ha keo lai trồng được gần 5 năm, nay đã đến kỳ thu hoạch, nhưng hiện nay không được phép chặt, vì họ đã kiểm kê. Nếu để đến mùa mưa bão, cây keo già sẽ dễ bị gãy đổ. Như vậy thì công sức mấy năm qua của gia đình tôi đổ xuống sông xuống biển hết”.

Chỉ cần một câu trả lời

“Keo lai đến mùa thu hoạch của dân không được chặt, đất nông nghiệp không dám sản xuất vì nếu bỏ công, tiền của vào làm, lỡ Công ty Phước Tiến tiến hành đền bù di dời thì uổng phí công sức. Lúc đầu, ai cũng vui mừng khi dự án về địa phương, nhưng lúc này dân ở đây đã phản ứng trái ngược” - ông Nguyễn Thành Thiện - Chủ tịch UBND xã Ba cho hay.

“Nếu công ty triển khai dự án thì dứt điểm đền bù cho dân để dân tính kế an cư sinh sống. Còn không thì trả lời bằng văn bản để chính quyền và nhân dân tổ chức”.

Ông Nguyễn Thành Thiện

Chính quyền địa phương đã rất nhiều lần kiến nghị lên các cấp cao hơn nhưng đến lúc này Công ty Phước Tiến vẫn án binh bất động. UBND các cấp xã, huyện và tỉnh đã tiến hành các cuộc gặp gỡ, trao đổi với nhân dân và có mời Công ty Phước Tiến, nhưng những lần này đều không có mặt đại diện của công ty.

Quá chán nản, các hộ dân trong vùng dự án đã yêu cầu công ty này trả lời rõ ràng có làm hay không thì cho dân biết. “Sau nhiều lần kiến nghị, đến tháng 1.2011, Công ty Phước Tiến đã xuống áp giá đền bù và hứa sẽ đền bù giải tỏa cho dân trong tháng. Nhưng đến nay, đã quá thời hạn 8 tháng, người dân ở đây vẫn không nhận được gì” - ông Thiện cho biết thêm.

(Theo Danviet)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo