Đất nền phân lô đang bị biến tướng?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Đất nền phân lô đang bị biến tướng?

  • 15/11/2020
  • 139

Đất nông nghiệp cũng được rao bán

Chị Ngọc Mỹ, một người dân sinh sống tại quận 3, Tp.HCM bức xúc kể: “Có ngày tôi phải nhận tới hơn 10 tin nhắn rác chào mời mua đất nền. Thậm chí, đến bữa trưa tranh thủ nghỉ ngơi một chút cũng bị làm phiền bởi những tin nhắn như thế này…". Chị Mỹ cho biết, cảm thấy rất phiền phức khi không có nhu cầu mà điện thoại, email lúc nào cũng tràn ngập tin, thư rác mời mua đất nền.

Trong vai người cần tìm mua đất nền tại địa bàn quận 9, chúng tôi được anh Long, một cò đất làm việc tại khu này dẫn đi xem khu đất ở phường Long Bình. Đây là mảnh đất nông nghiệp nhưng anh Long cho biết giá bán là 5 triệu đồng/m2 và cam kết sẽ bao luôn xây dựng, bao cả việc ra sổ đỏ, số nhà, điện nước và cả nhập hộ khẩu. Tình trạng phân lô bán nền thế này còn diễn ra ồ ạt hơn tại khu vực huyện Bình Chánh, đặc biệt là ở xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. 

mua đất nền
Người dân bức xúc vì liên tục bị làm phiền bởi những tin nhắn rác chào mời mua đất nền

Theo một số người dân sinh sống quanh đây, phần lớn các mảnh đất trong vùng là đất nông nghiệp được người dân, đầu nậu, doanh nghiệp đi mua gom với giá rất rẻ, chỉ khoảng 1 triệu đồng/m2, sau đó họ chia nhỏ ra bán với giá dao động từ 2 - 5 triệu đồng/m2. Diện tích đất bán cũng không giới hạn, thậm chí khách muốn mua bao nhiêu cũng có, không cần để ý đến quy định tách thửa. Bởi lẽ, các cò đất giải thích, diện tích đất càng nhỏ, giá tiền càng ít thì lại càng nhiều người thích.

Về thực trạng này, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA), cho biết: Các quận huyện như quận 9, 12, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Hóc Môn là những nơi có nguồn cung lớn đất nền. Hầu hết những mảnh đất nền này có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 40 - 50 m2. Vì diện tích nhỏ, giá rẻ chỉ khoảng vài trăm triệu đồng một miếng, lại có thể mua trả góp khiến nhiều người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp rất ưa chuộng và lùng sục tìm mua. 

Không chỉ những mảnh đất nền trái phép bị mang ra rao bán, mà ngay cả những diện tích đất nền nằm trong khu dân cư, đã được cấp phép xây dựng nhà ở và được cấp sổ đỏ hẳn hoi cũng rao bán tràn lan với rất nhiều biến tướng khác nhau. Chủ tịch HoREA cho biết, trên thực tế, những hộ gia đình có nhu cầu tách thửa, chia đất đai cho con, cháu không nhiều nhưng thời gian, các đầu nậu, kinh doanh bất động sản đã lợi dụng Quyết định 19/2010 và Quyết định 54/2012 bổ sung của UBND Tp.HCM về việc quy định diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở, đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố. 

Cụ thể, những cá nhân, doanh nghiệp này đã thu gom mua lại đất của người dân nhưng vẫn nhờ họ “đứng tên” để được tách thửa. Thủ tục xin tách thửa khá đơn giản và nhanh gọn nếu so với thủ tục về đầu tư dự án bất động sản. Thậm chí, "độc chiêu" hơn còn có kiểu, để bán được miếng đất nhỏ có diện tích chỉ 5- -70m2, chủ đất sẽ cho hai người cùng đứng tên mua mảnh đất này, sau đó cả hai đâm đơn kiện ra tòa đòi chia đôi tài sản. Như vậy, đất nền lớn vô tình được chia nhỏ một cách...hợp pháp. 

Nguy cơ phá vỡ quy hoạch của thành phố?

đất nền phân lô
Đất nền phân lô rao bán tràn lan với nhiều biến tướng. Ảnh: baoquangngai

Thực trạng trên khiến ông Châu lo ngại, sự biến tướng của phân lô, tách thửa đang có xu hướng gia tăng mạnh, nguy cơ một đô thị với những ngôi nhà siêu nhỏ không còn xa. Những ngôi nhà này chắc chắn không phù hợp định hướng phát triển đô thị theo quy hoạch và theo dự án của Tp.HCM. Bởi theo Quyết định 33/2014 đã được UBND Thành phố ban hành mới đây, diện tích tách thửa tối thiểu không được phép nhỏ hơn 45m2 và diện tích mặt tiền không được dưới 3 m. Không những thế, giao dịch đất nền kiểu này còn có thể gây thiệt hại cho khách hàng bởi với những đất nền bất hợp pháp, hầu hết đều có hợp đồng dạng giấy viết giấy tay, không có công chứng, nên chẳng may có sự cố thì người mua chịu thiệt đầu tiên. 

Trong khi đó, theo Hội Quy hoạch Tp.HCM, việc lợi dụng quy định để tách thửa của một số đối tượng gây ảnh hưởng xấu đến sự phá triển bền vững của thành phố. Các khu dân cư mới với diện tích nhỏ được hình thành (diện tích đất tối đa được tách thửa là 2.000 m2) chen lẫn vào khu dân cư hiện hữu chắc chắn sẽ gây quá tải hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại khu vực.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, PGĐ Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM cũng nhận định, nguyên nhân của tình trạng lộn xộn  trên là do các quy định về tách thửa để lộ kẽ hở. Nhất là khi Quyết định 33/2014 chính thức đi vào thực tiễn, không yêu cầu phải có bản vẽ nhà đất khi tách thửa nên các quận, huyện càng khó kiểm soát. 

Ông Toàn đề xuất, để các địa phương có thể thực hiện tốt việc kiểm soát nên sửa quy định liên quan đến tách thửa theo hướng chặt chẽ hơn. Đối với những mảnh đất có diện tích lớn nằm xen kẽ trong khu dân cư nhưng không đủ lớn để triển khai dự án phát triển bất động sản quy mô, trong khi người dân có nhu cầu bán thì cần tạo điều kiện cho họ cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hợp tác cải thiện hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, môi trường sống. Đồng thời, các địa phương quận, huyện cũng phải tiến hành rà soát các khu dân cư, tiến hành phân loại, đánh giá và đề xuất các khu dân cư được chỉnh trang. 

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo