Để doanh nghiệp BĐS trụ vững trong năm 2013

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Để doanh nghiệp BĐS trụ vững trong năm 2013

  • 23/10/2020
  • 95
PV: - Ông nhận định thị trường BĐS hiện nay như thế nào?

Ông Lê Hữu Nghĩa: - Thị trường BĐS Việt Nam mới phát triển khoảng 20 năm nên còn rất non trẻ. Điều đáng mừng là các doanh nghiệp trong nước hiện nay đã bắt đầu phát triển các dự án một cách chuyên nghiệp, ngành tiêu dùng bắt đầu tiếp cận với xu thế của thế giới, đó là ở căn hộ chứ không còn chỉ tập trung vào nhà phố như ngày xưa.

Tuy nhiên, giá BĐS còn cao so với thu nhập người dân có nhu cầu mặc dù các doanh nghiệp đã giảm giá gần như không còn lợi nhuận do các chi phí đầu vào cao như: tiền sử dụng đất, giá vật liệu xây dựng, lãi suất ngân hàng… trong khi thời gian thủ tục xin dự án quá lâu.

Mặt khác, một số doanh nghiệp làm ăn không chuyên nghiệp làm mất lòng tin của khách hàng. Cuối cùng dẫn đến thị trường BĐS hiện nay gần như đóng băng hoàn toàn.
 
Một dự án của Lê Thành.


- Theo ông, để tháo gỡ khó khăn đó, đâu là giải pháp căn cơ?

- Về phía Nhà nước, các chính sách không hợp lý đối với thị trường  như tiền sử dụng đất, lãi suất cho vay mua nhà, các tiêu chuẩn có điểm không hợp lý phải điều chỉnh ngay; ban hành tiêu chuẩn riêng đối với nhà cho người thu nhập thấp; công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp làm nhà cho người thu nhập thấp để họ mạnh dạn tham gia đầu tư.

Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính vì thời gian xin dự án kéo dài sẽ đẩy chi phí vay ngân hàng lên cao và doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh.

Nhà nước cần giúp doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản vay ngân hàng, giảm thuế cho doanh nghiệp để họ có thời gian hồi phục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người mua nhà tiếp cận được vốn vay ngân hàng với lãi suất phù hợp hơn.

Về phía doanh nghiệp, phải tái cơ cấu bộ máy doanh nghiệp gọn nhẹ, chi phí ít, tái cơ cấu các dự án và sản phẩm để đưa ra các sản phẩm có giá trị, diện tích phù hợp với nhu cầu người dân. Cải tiến công nghệ xây dựng để giảm giá thành xây dựng từ đó giảm giá thành căn hộ.

Các doanh nghiệp BĐS phải có chiến lược phát triển bền vững, luôn thực hiện đúng các cam kết với khách hàng để tạo niềm tin của khách hàng đối với thị trường BĐS.

- Năm mới 2013 ông kỳ vọng thị trường có những thay đổi gì sáng sủa hơn?

- Thị trường BĐS là đầu tàu của nền kinh tế, khi khó khăn sẽ kéo các ngành khác. Và nếu BĐS sụp đổ, hậu quả thật khó lường vì các ngành khác sẽ sụp đổ dây chuyền. Vì thế tất cả các ngành, các cấp phải có giải pháp để quản lý, điều tiết thị trường phát triển theo đúng hướng và không để bị sụp đổ.

Tuy nhiên, đây là vấn đề khó không thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Chính vì thế, năm 2013 thị trường BĐS sẽ tiếp tục khó khăn, đồng thời kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế cũng chưa có gì chuyển biến đáng kể.

- Về lâu dài, ông đánh giá thị trường BĐS Việt Nam ra sao?

- Về lâu dài, BĐS Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển ổn định và đi vào đúng quỹ đạo. Một thị trường lành mạnh là cung cầu gặp nhau. Và tại đó người bán phải có lời để tái sản xuất, người mua cảm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Từ nay đến năm 2015, thị trường phát triển chủ yếu là phân khúc nhà cho người có thu nhập trung bình thấp (chiếm 70-80% thị phần). Sau đó, khi kinh tế vĩ mô tốt hơn, nhà đầu tư nước ngoài vào lại Việt Nam, thu nhập người dân cao hơn căn hộ cao cấp mới phát triển trở lại.
 
Lúc đó, thị trường sẽ có nhiều chủng loại và nhu cầu của người dân cũng cân bằng cho các phân khúc: cao cấp, bình dân, thu nhập thấp, nhà cho thuê…

- Xin cám ơn ông.
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo