Đời sống kinh tế tác động tích cực đến BĐS Ấn Độ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Đời sống kinh tế tác động tích cực đến BĐS Ấn Độ

  • 25/10/2020
  • 105
Một số nhà đầu tư đã triển khai các dự án mới trong những phân khúc có khả năng về tài chính và do đó, ghi nhận những phản hồi rất tích cực.

Thị trường bất động sản Ấn Độ tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới đầu tư do các yếu tố chi phối nhu cầu cơ bản như đô thị hóa tăng nhanh, cơ cấu nhân khẩu hợp lý, các ngành dịch vụ phát triển mạnh và đặc biệt là những người có thu nhập cao tiếp tục tăng nhanh. Trong khi đó, sự thiếu hụt về nhà ở tại các khu đô thị Ấn Độ tiếp tục gia tăng. Chỉ tính riêng năm 2007, sự thiếu hụt về nhà ở tại các khu vực đô thị của Ấn độ là 24,7 triệu đơn vị, con số này tại các khu vực nông thôn là 47,4 triệu đơn vị.

Theo ông Deepak Mazumdar (Hội đồng Phát triển ngành xây dựng Ấn Độ), dự báo, trong những năm tới, nhu cầu sẽ bị chi phối mạnh bởi một thực trạng chưa được thỏa mãn liên quan đến phân khúc bất động sản nhà ở, những cải tổ về mặt kinh tế và đầu tư hạ tầng quy mô lớn từ Chính phủ cùng sự thay đổi về cơ cấu nhân khẩu của người tiêu dùng Ấn Độ. Ngoài ra, các cụm công nghiệp sắp được xây dựng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và ngày càng có nhiều diện tích đất phục vụ quá trình phát triển ở các khu vực thành phố cấp II và III, cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành bất động sản. Sự phát triển của ngành dịch vụ, bán lẻ trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng, thu nhập người dân ngày càng thỏa mãn, đồng thời điều kiện vay vốn ngày càng đơn giản chính là các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành bất động sản.

Trong khi đó, Chính phủ Ấn Độ đang tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi hơn để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào các dự án liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và du lịch của nước này. Thậm chí, Chính phủ Ấn Độ còn đang xem xét thay đổi luật pháp hiện hành để cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể trở thành chủ sở hữu của những dự án bất động sản có diện tích nhỏ hơn hiện nay.

Trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Ấn Độ sẽ bị giới hạn bởi những dự án có diện tích tối thiểu phải từ 25 mẫu Anh (1 mẫu Anh tương đương 4.046 m2) trở lên. Chính sách này nhằm khuyến khích nhà đầu tư rót vốn vào các dự án phát triển ở các thành phố lớn của Ấn Độ như: Mumbai, New Delhi, Bangalore, Chennai và Hyderbad. Tuy nhiên, đến nay, tại những thành phố này, các nhà đầu tư không dễ tìm được những khu đất có diện tích lớn hơn 25 mẫu Anh.

Mới đây, Vụ Chính sách và Xúc tiến công nghiệp (Bộ Công nghiệp Ấn Độ) vừa đưa ra những kiến nghị về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ, nhằm thu hút thêm nhà đầu tư. Theo đề xuất này, Chính phủ Ấn Độ sẽ bãi bỏ những giới hạn về vốn tối thiểu cho những dự án phát triển có liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và du lịch (các dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí…). Những thủ tục pháp lý được nới rộng này còn có thể được áp dụng cho những dự án có trên 50% diện tích các tòa nhà dành cho kinh doanh khách sạn và kinh doanh du lịch (khu ẩm thực, nhà hàng, resort…), hoặc có 20% trên tổng số diện tích đất được xây dựng làm phòng nghỉ cho du khách.

Bất động sản là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của kinh tế Ấn Độ. Đây cũng là một trong những ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất của nước này (năm 2008 - 2009, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Ấn Độ đạt trên 2,8 tỷ USD).

Chính phủ Ấn Độ tiếp tục giữ cam kết phân bổ khoảng 350 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng và đô thị trong giai đoạn 2007 - 2012. Động thái này nhằm kích thích đầu tư bởi thị trường bất động sản nước này cũng đang phải chịu chung cảnh ngộ với nhiều thị trường khác trên thế giới sau tác động của khủng hoảng. Theo đánh giá của các chuyên gia, khó có thể mong chờ vào những chuyển biến tức, nhưng chính sách mới này có thể sẽ là tiền đề cho những dự án lớn trong tương lai gần, khi nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục.

(Theo baodautu)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo