Dự án nhà ở cho sinh viên: Bỏ hoang đến bao giờ?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Dự án nhà ở cho sinh viên: Bỏ hoang đến bao giờ?

  • 14/10/2020
  • 112

"Bất đồng" quan điểm

Hai khối nhà A2, A3 trong 6 khối nhà thuộc khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hoàng Mai - Hà Nội) bị bỏ hoang nhiều năm do thiếu vốn dù đã hoàn thiện xây thô. Để tránh lãng phí, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất tách hạng mục nhà A4 ra khỏi dự án, sau khi GPMB sẽ trình cấp có thẩm quyền xem xét; đồng thời chuyển nhà A2, A3 thành nhà ở xã hội để bán và cho thuê theo hình thức xã hội hóa. Để trả nợ cho phần đã hoàn thành của nhà A1, A5, A6 (khoảng 233,8 tỷ đồng), doanh nghiệp được giao hoàn trả phần kinh phí nhà nước đầu tư cho nhà A2, A3 (khoảng 340 tỷ đồng).

Dự án nhà ở sinh viên này có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng lấy từ nguồn trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư đã tăng thêm hơn 300 tỷ, lên gần 1.900 tỷ đồng do giá cả biến động. Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, dự án đang dở dang do không bố trí được tiếp nguồn vốn.

Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhu cầu về nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện rất lớn. Chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội của Hà Nội tính đến năm 2015 chỉ đạt 361.443m2/811.936m2 kế hoạch, phần còn thiếu chuyển sang giai đoạn 2016-2020. Mặc dù vậy, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, Hà Nội không cho phép chuyển đổi nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội.

Trước đó, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, trong khi quỹ nhà ở xã hội chưa lớn thì một số dự án thu hút sinh viên không tốt. Bộ Xây dựng đồng ý chuyển đổi nhưng phải đảm bảo nguyên tắc việc chuyển đổi từ vốn TPCP thành vốn xã hội hóa có ưu đãi phải tính toán cụ thể, làm sao thu hồi được vốn ngân sách đã đầu tư. Hơn nữa, sau khi chuyển đổi, đối tượng ở sẽ là các hộ gia đình. Do đó, vấn đề hạ tầng xã hội như trạm y tế, trường học, khu vui chơi... cũng phải được tính toán phù hợp.

nhà ở sinh viên
2 khối nhà ở dành cho sinh viên bị bỏ hoang. Ảnh: Như Ý

Sinh viên thì luôn cần nhà nhưng tại sao loại hình bất động sản nhà ở sinh viên lại ế, chỉ cho thuê thôi cũng ế, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu nghịch lý và nói: "Ở đây cũng đặt ra câu hỏi rằng, lúc làm dự án chủ đầu tư có nghiên cứu gì không? Đây là đầu tư bằng tiền nhà nước, đầu tư không hiệu quả thì nhà nước chịu. Đặt ra như vậy để thấy rằng, còn có vấn đề đạo đức công vụ ở đây. Khi nói đến đầu tư công cần phải nhấn mạnh cái đó để tăng cường kiểm soát".

Còn nhiều bất cập

Cung ứng 22.000 chỗ ở cho sinh viên, dự án nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được coi là dự án lớn nhất theo loại hình này. Được khởi công từ năm 2009, đến tháng 1/2015, ba khối nhà với 1.350 phòng, 10.800 chỗ ở đã được đưa vào sử dụng.

Mỗi tòa đều có thang máy, hầm để xe, tầng một có phòng y tế, thư viện, quầy giải khát, nhà ăn tập thể... Từ tầng 2 đến tầng 19, mỗi tầng đều có một phòng sinh hoạt chung và 20-30 phòng ở.

Mỗi phòng có đầy đủ tiện nghi, rộng gần 40m2, có giá cho thuê một phòng cho 8 người là 1.640.000 đồng, tương đương 205.000 đồng/người/tháng. Thành phố hy vọng dự án khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết tình trạng thiếu chỗ ở cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, sau 3 năm, lượng học sinh, sinh viên vào đây ở rất thấp.

Vì nhiều bất cập nên không ít sinh viên chuyển vào rồi lại chuyển ra. Bạn Nguyễn Văn Hòa, sinh viên Trường đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, đa phần sinh viên đều muốn ở gần trường để tiện đi lại, làm thêm nhưng các khu nhà sinh viên đều nằm xa trường đại học, nằm biệt lập trong khu đô thị. Khu vực này còn vắng người, đặc biệt vào buổi tối nên nhiều sinh viên khá lo ngại về vấn đề an ninh.

Bộ Xây dựng mới đây cho biết, đến nay chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên (giai đoạn 2009-2015) đã có 89/95 dự án hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Các dự án giải quyết nhu cầu chỗ ở cho gần 220.000 sinh viên, còn 6 dự án đang được hoàn thiện. Lượng học sinh, sinh viên được bố trí vào ở đạt tỷ lệ khoảng 83%.
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo