Dự Luật Nhà ở và Kinh doanh BĐS: Còn nhiều băn khoăn

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Dự Luật Nhà ở và Kinh doanh BĐS: Còn nhiều băn khoăn

  • 16/10/2020
  • 99

Ngày 21/3/2014, tại Tp.HCM, Bộ Xây dựng và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các luật sư, luật gia, chuyên gia và giới kinh doanh bất động sản để hoàn thiện hai dự thảo luật sửa đổi nêu trên.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng (thành viên Ban soạn thảo) cho biết dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản và dự thảo Luật Nhà ở cùng hướng đến việc đưa hoạt động kinh doanh bất động sản vào nề nếp – theo quy hoạch kế hoạch – và thúc đẩy thị trường phát triển.

Theo dự Luật Nhà ở và dự Luật Kinh donh bất động sản thì người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam. Ảnh minh hoa (Quang Chung)

Để làm được điều đó dự Luật Kinh doanh bất động sản đã tập trung làm rõ phạm vi điều chỉnh của dự luật, tránh trùng lắp với dự Luật Nhà ở; quy định chi tiết điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như về vốn pháp định (50 tỉ đồng), phải ký quỹ,…; quy định chặt hơn hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề…

Tuy nhiên, để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, dự luật có quy định mở rộng hình thức kinh doanh: cho phép thuê, mua nhà hình thành trong tương lai; bỏ quy định bắt buộc mọi giao dịch phải thông qua sàn giao dịch bất động sản…

Đặc biệt, dự Luật Kinh doanh bất động sản đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài. Cụ thể, các nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài được tham gia thị trường bất động sản gần như nhà đầu tư trong nước – chỉ còn hạn chế một số quyền như không được nhận chuyển nhượng đất rồi xây nhà bán (chỉ được xây nhà bán khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất).

Về các vấn đề nói trên, tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đều đồng tình. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì cho rằng quy định về điều kiện kinh doanh bất động sản của dự luật quá khắt khe. “Vốn pháp định 50 tỉ đồng đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án thì được nhưng đối với các doanh nghiệp môi giới bất động sản thì quá nhiều”, đại diện một doanh nghiệp nói.

Trong khi đó, ông Trần Thái Bình, Công ty LNT & Partners thì muốn dự luật mở rộng phạm vi kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa – cho phép họ mua lại các công trình công nghiệp và trung tâm thương mại, chứ không chỉ hạn chế trong lĩnh vực nhà ở.

Về dự Luật Nhà ở, theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, các quy định sẽ hướng đến việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà cho thuê. Dự luật quy định các chủ đầu tư phải dành một phần đất dự án cho nhà ở xã hội và nhà cho thuê. Đồng thời dự luật cũng sẽ quy định thời hạn sử dụng của các chung cư, cho phép các bên được thỏa thuận mua bán căn hộ có thời hạn; quy định chi tiết trong việc quản lý nhà chung cư…

Cũng như dự Luật Kinh doanh bất động sản, dự Luật Nhà ở cũng mở ra cơ hội mua nhà cho người nước ngoài. Ngoài ra, dự luật cũng xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở một cách chi tiết hơn; đồng thời quy định thêm hệ thống tài chính phát triển nhà ở như: mua nhà của chủ đầu tư, trước khi chủ đầu tư bàn giao nhà chủ đầu tư được phép thu tiền của khách hàng 70% giá trị căn nhà (đối với nhà đầu tư nước ngoài là 50%); sau khi bàn giao nhà cũng chỉ được thu 95%, khi nào có sổ hồng mới thu đủ 100%.

Tuy nhiên, tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng không nên phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong trường hợp này.

Những ý kiến tại hội thảo ngược lại với những quy định trong hai dự luật thì Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và cân nhắc điều chỉnh trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5/2014 tới.

Dự kiến hai dự luật này sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp sau đó, tháng 11/2014.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo