Giá nhà đất Hà Nội sẽ giảm

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Giá nhà đất Hà Nội sẽ giảm

  • 11/11/2020
  • 100
Theo đó, khung giá đất năm 2011 sẽ không thay đổi nhiều, do chủ trương của Chính phủ là các địa phương hạn chế tăng giá đất, trừ những vùng nào có chênh lệch lớn giữa khung giá hiện tại và giá thị trường. Về cơ bản, những hộ dân trong diện cần giải phóng mặt bằng cho các dự án cũng sẽ không phải chịu thiệt thòi bởi việc hỗ trợ cũng như mức đền bù đã thực hiện theo Nghị định 69 là theo giá thị trường.

Bên cạnh đó, Nghị định 88 sẽ không được sửa đổi theo kế hoạch trước đó, nhằm giữ ổn định giá đất.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Đức nhận định, giá đất sẽ phải xuống vì hiện nay Hà Nội đang triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội, bên cạnh đó Nghị định 71 cũng sẽ góp phần kéo giá đất xuống.

Cùng chung quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển thừa nhận, giá đất hiện nay đang quá cao so với khả năng chi trả của người dân. Hiện cầu chung cư cao cấp đang chững lại, nhiều dự án không bán được. Sắp tới hàng loạt dự án nhà ở được triển khai thì chắc chắn giá nhà đất Hà Nội sẽ giảm.

Chi phí đất đai hiện nay chiếm đến 90% giá trị của một sản phẩm bất động sản. Lý giải điều này, ông Hiển cho rằng, đó là thực tế của bất cứ mọi thị trường nếu thông tin không được minh bạch. Việt Nam đang đi theo cơ chế thị trường nên khó có thể tránh khỏi hiện tượng đầu cơ, thổi giá.

"Hiện nay chúng ta đang tiến tới xây dựng một thị trường đất đai minh bạch nên cần phải có thời gian. Hàng loạt chính sách cũng đã được ban hành trong thời gian qua để hạn chế bất cập này, đặc biệt là nghị định 71 về thực thi Luật Nhà ở", ông Hiển nói.

Theo vị thứ trưởng này, vừa qua Thủ tướng đã có chỉ đạo phải cố gắng giữ giá đất không để tăng liên tục nên khung giá đất năm 2011 về cơ bản sẽ được giữ nguyên. "Khung giá năm 2011 sẽ không thay đổi nhiều, về cơ bản là vẫn giữ nguyên so với năm nay, ngoại trừ vùng nào thực sự cần thiết mới điều chỉnh. Đa phần khung sẽ giữ nguyên để kìm giá nhhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân”, ông Hiển nói.

Hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ TNMT với nhân dân và DN

"Hầu như không còn một thắc mắc nào của giới DN về Nghị định 69, chứng tỏ các DN đã thông suốt và chúng tôi rất mừng vì việc tham mưu của chúng tôi với Chính phủ về công tác bồi thường, giao đất, cho thuê đất đã phát huy tác dụng thực tế”, Thứ trưởng thường trực Bộ TN&MT nói.

“Hịên tại, trên thị trường, chung cư cao cấp đã không bán được rồi, chững lại rồi, tôi cho rằng chúng ta đẩy mạnh nguồn cung, tạo sàn giao dịch công khai minh bạch, chống giao dịch ngầm là liệụ pháp hiệu quả để kéo giá xuống thấp. Tuy nhiên, để có được điều này cần phải có vài năm”, ông Đức nói.

Theo thống kê tại giao lưu trực tuyến của Bộ TNMT với nhân dân và DN, đã có 716 câu hỏi, thắc mắc của người dân gửi đến Bộ TNMT và các sở, phòng TNMT các tỉnh, thành phố. Đã có 338 câu được trả lời và nêu hướng giải quyết.

Chiếm phần lớn trong số đó là các câu hỏi về chính sách đất đai. Các tỉnh có số người hỏi nhiều nhất là Đồng Nai, Quảng Nam, Tp.HCM. Hà Nội  thuộc nhóm rất ít câu hỏi. Có 10 tỉnh không có người dân hay DN nào tham gia giao lưu trực tuyến.

Có tới 80% các câu hỏi là các trường hợp vướng mắc cụ thể tại địa phương. Đại diện Bộ TNMT cho rằng, chưa thể giải quyết được cụ thể những khó khăn vướng mắc trong việc thực thi chính sách tại địa phương vì còn nhiều khó khăn, phức tạp.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Nguyễn Thanh Khuyến cho biết ba vấn đề được người dân quan tâm trong lần giao lưu này là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và xử lý các vi phạm về pháp luật đất đai.

Đối với việc cấp giấy chứng nhận, người dân quan tâm đến việc xác định diện tích đất để được công nhận là đất ở, nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy và trình tự, thủ tục để được cấp giấy. Các vấn đề này đều được quy định cụ thể trong Nghị định 88/2009 và thông tư hướng dẫn. Đáng chú ý, những câu hỏi liên quan đến Nghị định 69/2009 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hầu như không còn. “Đó là điều đáng mừng, bởi vấn đề giải phóng mặt bằng luôn xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu kiện” - ông Khuyến nói.

(Theo KH&ĐS)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo