Giá thép bị thao túng do hệ thống phân phối yếu

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Giá thép bị thao túng do hệ thống phân phối yếu

  • 18/08/2020
  • 126

Báo cáo của Tập đoàn Thép Việt Nam (VNSteel) cho thấy, chỉ có 70% lượng thép của Tổng công ty được trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Số còn lại không qua hệ thống phân phối và không được hưởng chiết khấu trực tiếp thì việc kiểm soát giá bán cũng rất khó khăn.

Theo ông Nguyễn Thanh Chủy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), tình trạng giá bán lẻ thép biến động đột biến cao hơn giá tại nhà máy là do nhiều công ty được hưởng chiết khấu nhưng vẫn nâng giá trục lợi.

Theo bảng niêm yết giá thép của Tổng công ty ngày 26/8 là 13, 970 triệu đồng/tấn (chưa trừ thuế và triết khấu), nhưng mức giá đến tay người tiêu dùng lại cao hơn từ 70.000 - 80.000 đồng/tấn.

Ông Chủy cho rằng, do thị phần của tổng công ty không còn chiếm ưu thế, hiện chỉ  còn chiếm 56% thị trường và công suất cũng chỉ chiếm 53% tổng công suất của cả ngành thép nên việc chi phối giá sản phẩm này vẫn chỉ có mức độ và việc tác động của tổng công ty cũng không được như mong muốn.

Cũng theo ông Chủy, ngay tại các công ty liên doanh sản xuất thép, tổng công ty vẫn phải kiềm chế mức tăng giá và nếu có tăng cũng không để giá lên  một cách đột biến.

Nhìn nhận vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng cho rằng, hiện vẫn còn 30% sản lượng thép tiêu thụ nằm ngoài hệ thống phân phối và đại lý chính thức của tổng công ty, nếu không kiểm soát tốt sẽ có sự tăng giá bất hợp lý ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Do vậy, Bộ trưởng cũng yêu cầu, ngoài việc đảm bảo đủ nguồn cung ứng cho thị trường, Tổng công ty Thép cần phối hợp với cơ quan quản lý thị trường và Sở Công thương các tỉnh tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết.

Trong trường hợp có sự đột biến về giá nguyên liệu đầu vào, trước khi điều chỉnh giá phải có sự giải thích rõ ràng với liên bộ tài chính - công thương, không để tình trạng cứ giá đầu vào tăng là lập tức điều chỉnh giá bán trong nước.
 

Giá thép đang đi chệch dự báo

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tháng 8/2010 giá thép xây dựng sẽ chững lại do lượng tiêu thụ giảm. Sang tháng 9, giá bán của mặt hàng này mới tăng trở lại.  Song, diễn biến trên thị trường đã đi ngược lại với các dự báo trên.

Sau khi tăng giá tới 1,3 triệu đồng/tấn vào tháng 7/2010, bước sang tháng 8, giá thép được dự báo là sẽ chững lại do ảnh hưởng của mưa bão, các công trình xây dựng không thể đẩy nhanh tiến độ.

Nhưng tháng 8 vừa qua, cả giá bán và lượng thép tiêu thụ đều tăng mạnh so với dự báo của VSA. Chỉ trong một tháng, các công ty thép đã điều chỉnh tăng giá bán thêm từ 700 nghìn đến 1 triệu đồng/tấn. Thép xây dựng được các nhà máy bán ra phổ biến ở mức 13,3- 13,9 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).

Giá tăng mạnh đã khiến lượng tiêu thụ mặt hàng này cũng tăng đáng kể trong tháng qua, lên mức khoảng 460 nghìn tấn, cao hơn khá nhiều so với mức dự báo là 350- 400 nghìn tấn trước đó.

Tiếp tục đi ngược lại dự báo, những ngày đầu tháng 9, thay vì tăng, giá thép trên thị trường lại có dấu hiệu chững. Hầu hết các nhà máy vẫn giữ nguyên giá bán hồi tháng 8. Có nhà máy mặc dù không giảm giá bán, nhưng lại tăng chiết khấu cho các đại lý.

Theo ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch VSA, nguyên nhân khiến giá thép không tăng những ngày đầu tháng 9 là do những ngày qua, giá phôi thép trên thế giới chỉ còn khoảng 600 USD/tấn, giảm đáng kể so với mức giá 610- 630 USD/tấn hồi trung tuần tháng 8. Thép phế từ mức 420 USD/tấn, cũng giảm xuống chỉ ở mức 400- 405 USD/tấn.

Tuy vậy, “Hiện nay 45-47% phôi thép và 70- 80% thép phế nước ta vẫn phải nhập khẩu, nên biến động của giá thế giới thời gian tới sẽ tác động nhiều đến giá bán của mặt hàng thép xây dựng trong nước”, ông Nghi nhìn nhận.

Về lượng thép tiêu thụ trong tháng này, theo ước tính của VSA cũng chỉ ở mức tương đương tháng 8, tức khoảng 460 nghìn tấn.

(Theo Vietnam+,vneconomy)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo