GS Đặng Hùng Võ: Nhu cầu nhà ở cho người nghèo đô thị là tất yếu

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

GS Đặng Hùng Võ: Nhu cầu nhà ở cho người nghèo đô thị là tất yếu

  • 25/10/2020
  • 88
Chia sẻ tại buổi Toạ đàm trực tuyến sáng 21/12/2011, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, vấn đề nhà ở cho người thu nhập trung bình, thu nhập thấp ngoài hạ giá tiền tôi cho rằng cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó có vấn đề người nghèo đô thị.

Ngay trong quy hoạch thủ đô mới được phê duyệt, có người cho rằng người nghèo đẩy ra rìa. Tuy nhiên, có một thực tế là trong đô thị không thể thiếu vai trò của người nghèo bởi thành phố có nhiều công việc mà không phải người giầu muốn làm như một số ngành dịch vụ, dịch vụ dọn dẹp vệ sinh… Nếu có công việc để dành riêng cho người nghèo thì đương nhiên chúng ta cần phải quan tâm đến chỗ ở cho họ.

Nhưng có một thực tế là với giá nhà ở Việt Nam thì người thu nhập trung bình, người thu nhập thấp cũng mơ cũng không mua được nhà. Như chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, lương Bộ trưởng 40 năm vẫn chưa mua được nhà.

GS Đặng Hùng Võ: Nhu cầu nhà ở cho người nghèo đô thị là tất yếu | ảnh 1
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ tại Toạ đàm.

Chúng ta chỉ có một chế độ sử dụng đất ở nên có rất nhiều bất cập trong việc đảm bảo việc có nhà của người dân. Ở các nước có rất nhiều chế độ linh hoạt trong sử dụng đất. Điều này sẽ tránh cho việc đầu cơ.

“Chúng ta cần có những chính sách ít ảnh hưởng đến người nghèo nhất thì mới mong muốn duy trì một xã hội đô thị ổn định”, GS Võ nói.

Bạn đọc VnMedia hỏi: Có ý kiến cho rằng, phát triển nhà ở nên tiếp cận theo phương pháp thị trường, các yếu tố pháp lý được xây dựng trên sự đồng bộ của thị trường mang nhiều tính hỗ trợ khuyến khuyến khích hơn là áp đặt. Ông đánh giá thế nào về điều này?

GS. Đặng Hùng Võ: Đúng là có lúc thị trường bất động sản Việt Nam toàn đầu cơ và hướng thị trường là phục vụ cho người có tiền, khu vực nhà cho người nghèo cần có hỗ trợ không thể thuần tuý như giai đoạn thị trường 1995-2005.

Ỏ nước thu nhập thấp như Việt Nam thì vẫn cần hỗ trợ. Vấn đề là bằng còn đường nào để từ ngân sách nhà nước đến được tay người nghèo. Việt Nam áp dụng cơ chế xin cho thông qua nhà đầu tư, các nước khác dùng cách thức khác.

Ở các nước cho cộng đồng vay và đứng ra điều phối làm tất cả mọi việc liên quan. Việt Nam cần phải bỏ cơ chế xin cho.

Bạn đọc VnMedia hỏi: Ở nước ngoài, có cơ chế cho ngườidân mua nhà trả góp trong 30 năm. Điều đó khiến người dân có thể hy vọng có nhà ở và khiến giá bất động sản không bị đẩy cao. Vậy Việt Nam bao giờ có cơ chế này?

GS Đặng Hùng Võ: Rất nên cho vay mua nhà 30 năm, nếu có quỹ nào cho vay thì rất tốt, các ngân hàng chưa có đủ điều kiện để làm việc này. Các nước phát triển theo hình thức quỹ, Việt Nam cũng đã thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở. Hi vọng thời gian tới nữa, người nghèothể tiếp cận được các quỹ giống như vậy.

Câu hỏi PV Vneconomy: Trong phần phát biểu của mình, cả 2 vị chuyên gia đều có đề cập đến nguyên nhân từ chính sách, pháp luật khiến cho giấc mơ có nhà của nhiều người khó thành hiện thực. Xin hỏi hai ông, liệu chính sách được ban hành có tác động từ lợi ích nhóm hay không? Bởi thực tế, những người làm chính sách vốn là những người chưa bao giờ phải lo lắng về nhà ở?

GS Đặng Hùng Võ: Trước hết, sau khi có pháp lệnh về nhà ở, và hàng loạt cơ chế chính sách. Chiến lược nhà ở là bước đột phá thể hiện sự quan tâm rất lớn của CP. Nhưng để trở thành thực tiễn cần phải được cụ thể hoá.

Có nhiều cách hạ giá nhà như chính sách thuế, không gian như thế nào để đạt được nhà rẻ.

Đối với nhà XH nên chọn tầng cao là bao nhiêu để hạn chế giá thành, đạt vị trí nào tuỳ từng vị trí.

Cần có quy hoạch chuyên ngành, cộng đồng tham gia ý kiến để ra quy hoạch.

Về câu hỏi liệu lợi ích nhóm chính sách pháp lý để tạo sự chênh lệch? Tôi khẳng định là không có lợi ích nhóm trong việc hình thành chính sách. chủ yếu là vấn đề có liên quan đến nhận thức về mối quan hệ thị trường và nhà nước còn có lệch lạc.

Chiến lược nhà ở đề cập đến 8 nhóm được uy tiên nhưng đáng lẽ trong nghị định 61 phải có đầy đủ đối tượng này rồi thì hoàn thiện hơn. Mà trong nghị định 61 cho rằng thị truonừg sẽ giải quyết tất cả. Sau 15 năm, chúng ta ngộ ra thị trường không thể giải quyết được. vì vậy vấn đề vẫn là nhận thức.

Ở Việt Nam sẽ khó sự trợ giúp toàn bộ của nhà nước, chắc chắn sự bao cấp toàn bộ không được, dùng thị trường hoàn toàn là không được. Cách thức đột phá để có nhà ở cho người TNT là phải có cơ chế cộng động trong khi Việt Nam bỏ qua cơ chế cộng đồng. Đây là hướng các cơ quan quản lý cần nghiên cứu để giải quyết nhà ở TNT dựa trên cơ chế cộng đồng.

Cộng đồng và các tổ chức hiệp hội sẽ là yếu tố tốt hơn.

(Theo VnMedia)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo