Hà Nội: Đánh giá chung cư cũ bằng mắt thường cho đỡ lãng phí

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội: Đánh giá chung cư cũ bằng mắt thường cho đỡ lãng phí

  • 23/10/2020
  • 107

Trong buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức vào chiều 15/12, Sở Xây dựng TP. Hà Nội đã báo cáo kết quả công tác rà soát tổng thể về việc kiểm định chất lượng, cải tạo xây dựng các công trình chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng phát triển nhà cung cấp thông tin, trong năm 2014, TP. Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành khảo sát 940/1.516 chung cư cũ ở 4 quận nội thành cũ và 3 quận, huyện Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đông Anh làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định.

chung cư
 Theo lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, 100% chung cư cũ bị cơi nới. Ảnh: Quý Đoàn

Theo ông Đạm, kết quả khảo sát cho thấy, 42 chung cư cũ đã được đưa vào kiểm định trong năm nay. Đây là các chung cư cũ đã được xây dựng từ lâu hoặc bị lún, lún lệch ở mức độ lớn (hơn 1%). Qua kiểm tra đánh giá, các chuyên gia xác định được mức độ hư hỏng nặng cần phải được kiểm định ngay để xác định các nhà nguy hiểm phải chống đỡ, di dời.

Lãnh đạo Phòng phát triển nhà cho biết, dự kiến năm sau, 135 công trình chung cư cũ sẽ được tiến hành kiểm định. Đây là các công trình đã có biểu hiện lún nghiêng, có bộ phận đã xuống cấp hoặc về tổng thể đã hư hỏng phải kiểm định để đưa vào kế hoạch cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng lại.

Về kết quả khảo sát, ông Nguyễn Chí Dũng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng: “Khảo sát đánh giá bằng mắt thường của các chuyên gia cho đỡ lãng phí”.

chung cư cũ
Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, việc khảo sát đánh giá chất lượng chưng cư bằng mắt thường, kinh nghiệm của chuyên gia cho đỡ lãng phí. Ảnh: Võ Hải

Theo Phó giám đốc Sở, đoàn công tác (các chuyên gia của Viện nghiên cứu Bộ Xây dựng, TP. Hà Nội, những chuyên gia đầu ngành về kết cấu) đi kiểm tra, rà soát bằng mắt thường và dựa trên cơ sở kinh nghiệm để xếp loại từ 1 tới 4 chứ không phải theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng dựa theo cấp độ A, B, C, D.

Ông Dũng nói, nếu đồng loạt đi kiểm định trên 900 tòa nhà thì rất khó khăn về chi phí, nhân lực. Nên trước mắt cần rà soát bằng mắt thường và chuyên môn. Trên cơ sở đó, những chung cư xếp loại 4 thì sẽ đưa vào diện kiểm định năm 2015. Hoạt động kiểm định 42 chung cư đã có kết quả song chưa công bố bởi chưa được thành phố phê duyệt.

Về câu chuyện tại nhà C8 Định Công (quận Ba Đình), lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, thành phố đã tiến hành kiểm định và chuẩn bị quỹ nhà tái định cư di dời người dân nhằm bảo đảm an toàn song người dân không đồng tình với lý do “không tin vào kết quả kiểm định”. Sau đó, TP. Hà Nội phải mời Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) tiến hành kiểm định lại. Mặc dù kết quả giống như Viện khoa học công nghệ của TP. Hà Nội đã kiểm định nhưng các hộ gia đình vẫn không di dời.

Xuất phát từ thực tế trên, ông Nguyễn Chí Dũng cho hay, trong 42 chung cư đã được tiến hành kiểm định năm 2015 trên có 2 chung cư bị xếp loại D (phải di dời người dân để bảo đảm an toàn). Sở đã thận trọng mời những đơn vị chuyên ngành thẩm định lại, đồng thời chuẩn bị quỹ nhà tái định cư cho cư dân 2 chung cư này để khi TP. Hà Nội thông qua kết quả kiểm định có thể di dời người dân tới nơi ở mới.

Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, toàn thành phố hiện có khoảng 1.516 chung cư cũ với quy mô 2-5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 tới cuối những năm 1980. Bên cạnh đó, còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954. Đặc biệt, 4 quận nội thành cũ là Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm có 935/1.516 nhà chung cư cũ.

Chung cư cũ thường có 5 loại kết cấu chính là nhà xây, nhà hỗn hợp, nhà khung bê tông cốt thép, nhà lắp ghép tấm lớn và một số ít nhà lắp ghép khung khớp, nhà có kết cấu khác. Vì những yếu tố khách quan, hầu hết móng các chung cư cũ đều được xây dựng với giải pháp nông. Do đó, đã có không ít chung cư bị lún, lún lệch với mức độ lớn như nhà A-B Ngọc Khánh; nhà E6-E7 Quỳnh Mai; nhà B7 Thành Công (đã phải xây dựng lại); nhà C1 Thành Công (đã phải tháo dỡ); nhà B Ngọc Khánh (Nhà B2 đã phải tháo dỡ và xây lại 3 tầng).

Những nhà chung cư cũ đều được cơi nới hoặc đã được các chủ nhà tháo dỡ xây lại (điển hình như E1, E2, E3 ngọc Khánh). Việc đó đã làm tăng tải trọng công trình và ảnh hưởng tới việc thoát nạn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn. Bên cạnh đó, việc sửa chữa, cải tạo tùy tiện đã dẫn tới thấm dột, ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của kết cấu.

Việc bảo dưỡng duy tu chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới xuống cấp, hư hỏng nhanh gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới chất lượng sống. Đặc biệt, các chung cư cũ hầu hết đều không có hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Sau 10 năm kể từ khi HĐND TP. Hà Nội có nghị quyết về cải tạo chung cư cũ tới nay mới cải tạo được 14 chung cư (đạt 1%).

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo