Hà Nội: Đưa vào sử dụng hàng chục công trình chưa nghiệm thu PCCC

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội: Đưa vào sử dụng hàng chục công trình chưa nghiệm thu PCCC

  • 11/11/2020
  • 100

Đặc biệt, đã xảy ra 2 vụ cháy gây chết người và 1 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

Một nguyên nhân là nhu cầu sử dụng điện sản xuất, thắp hương, đốt vàng mã tăng cao; hơn nữa, thời tiết rét đậm kéo dài nên nhu cầu sử dụng năng lượng tăng. Trong đó, nguyên nhân gây chập điện vẫn chiếm tới 56,5% tổng số vụ cháy nổ.

Liên quan đến vấn đề PC&CC tại các khu nhà cao tầng đang được dư luận đặc biệt quan tâm, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP cho hay, toàn TP hiện có 779 công trình nhà cao tầng đã đi vào hoạt động và 112 công trình đang thi công, nhìn chung tuân thủ pháp luật về đầu tư xây dựng, trong đó đảm bảo các điều kiện về an toàn PC&CC, nhưng sau một thời gian hoạt động mới phát sinh tồn tại.

Phòng cháy chữa cháy
Tình hình cháy, nổ trên địa bàn TP từ đầu năm đến nay vẫn diễn biến phức tạp,
số vụ gia tăng, nhất là ở loại hình nhà dân, quán ăn, kho, phương tiện
cơ giới. Ảnh  minh họa. Nguồn: Internet

Trong đó, một nguyên nhân quan trọng là ý thức của người dân. Một số người biến cầu thang thoát nạn thành nơi hút thuốc, để tài sản, làm việc riêng,… nên chặn cửa cầu thang, dẫn đến cầu thang thoát nạn không đạt yêu cầu và không an toàn khi sự cố cháy xảy ra. Một số người không nắm bắt được cách sử dụng hệ thống PCCC, khi cơ quan PCCC tổ chức tập huấn thì không tham gia… Nhiều nhà chung cư có tình trạng cho thuê văn phòng làm việc, dẫn đến quá tải về thiết bị điện…

Về vấn đề này, ông Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP. Hà Nội cho biết, sau vụ cháy ở khu Xa La và vi phạm của Công ty TNHH Mường Thanh, TP. Hà Nội đã tăng cường kiểm tra rà soát chung cư cao tầng để có giải pháp phù hợp. Người dân và dư luận rất quan tâm theo dõi vấn đề PCCC tại đây cũng cho thấy ý thức đã tăng lên do tác động của công tác tuyên truyền, đòi hỏi đề cao trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước để hướng tới triệt tiêu những nguyên nhân gây cháy nổ. Thực tế, sau sự tăng cường kiểm tra siết chặt quản lý nhà nước về công trình cao tầng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cũng đã chủ động khắc phục thiếu sót.

Mặc dù vậy, ông Định nhấn mạnh, vẫn còn chủ đầu tư không nắm được hoặc cố tình không thực hiện quy định về thẩm duyệt thiết kế PCCC, dẫn đến tình trạng công trình đã thi công xong đi vào hoạt động nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế - điều tra bước đầu, hiện có 7 đơn vị có tồn tại này. Bên cạnh đó là tình trạng chủ đầu tư nhận giấy thẩm duyệt thiết kế kèm theo các kiến nghị của cơ quan PCCC nhưng không quan tâm điều chỉnh mà vẫn thi công theo thiết kế ban đầu.

Đồng thời, cũng do sự phối hợp của cơ quan cấp phép, quy hoạch xây dựng với cơ quan PCCC có thời điểm chưa chặt chẽ; nhiều dự án sau khi được thẩm duyệt quy hoạch phương án kiến trúc sơ bộ cấp phép xây dựng, chủ đầu tư mới gửi cơ quan cảnh sát PC&CC để thẩm duyệt… Hay công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng. Qua khảo sát cho thấy, có khoảng 37 công trình. Với dạng công trình do thi công không đúng thiết kế ban đầu, tuy đã được thẩm duyệt nhưng thay đổi về quy mô tính chất sử dụng, chủ đầu tư không chủ động nghiệm thu…, theo sơ bộ điều tra có 8 công trình.

Ông Định khẳng định, đối với những chủ đầu tư và ban quản lý công trình nhà cao tầng đã được Cảnh sát PCCC kiến nghị nhiều lần nhưng không thực hiện khắc phục tồn tại vi phạm, Cảnh sát PC&CC TP sẽ phối hợp với cơ quan truyền thông công khai những vi phạm và thông báo tới các cư dân, cơ quan đơn vị sinh sống và làm việc tại đó. Kiên quyết xử lý hành chính về PCCC, đồng thời sẽ tham mưu UBND TP và các cấp tiến hành các biện pháp như đình chỉ và tạm đình chỉ hoạt động. Liên quan đến câu hỏi nếu công trình chưa được nghiệm thu đã đưa người dân vào ở mà xảy ra cháy thì ai chịu trách nhiệm, Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP trả lời, do chủ đầu tư, ban quản lý nhà chung cư và còn có trách nhiệm của chính người dân. Dù biết tòa nhà không đảm bảo tiêu chuẩn về PCCC nhưng nhiều người vẫn chấp nhận hoặc cố tình vào ở. Đây chính là vấn đề nhận thức.

Liên quan đến vấn đề máy bay trực thăng tham gia chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, ông Hoàng Quốc Định đánh giá, đó là một quan điểm đúng đắn và nhiều nước phát triển đã áp dụng. Theo chỉ đạo của Bộ Công an và Chính phủ, Hà Nội đã xây dựng đề án Phát triển lực lượng cảnh sát PCCC TP đến năm 2025 - tầm nhìn đến 2030, trong đó có đầu tư phương tiện máy bay trực thăng trong PCCC.

Trong điều kiện kinh tế xã hội của TP còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, hạ tầng cơ sở cho máy bay trực thăng hoạt động, cùng các lực lượng phương tiện duy trì bảo quản, thực tập diễn tập phải đầu tư rất lớn mà hiện TP chưa đáp ứng được…, vì vậy dự kiến khoảng năm 2025 - 2030, TP. Hà Nội mới có thể xem xét các điều kiện cần và đủ để triển khai. Liên quan đến Thông tư 57 của Bộ Công an đề cập đến bình chữa cháy trên xe ô tô, dư luận xã hội đang có nhiều ý kiến trái chiều, theo ông Định, Hà Nội chưa đặt ra vấn đề kiểm tra xử lý vi phạm mà chủ yếu mới tập trung tuyên truyền về kiểm tra theo quy định đối với loại phương tiện 12 chỗ trở lên, xe vận tải cỡ lớn. Cho đến nay, Cảnh sát PC&CC TP cũng chưa nhận được thông tin nào về việc xảy ra nổ bình ga trên ô tô.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo