Hà Nội: Ì ạch việc cải tạo chung cư cũ

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội: Ì ạch việc cải tạo chung cư cũ

  • 10/11/2020
  • 91

Cải tạo chung cư cũ: Mới hoàn thành cơ bản việc khảo sát hiện trạng

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện có 982 nhà CCC 4-5 tầng (23 khu tập trung) do TP quản lý. Ngoài ra, còn có 173 chung cư, nhà tập thể khác do Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Bộ Quốc phòng) quản lý. Về cơ bản, các khu CCC hiện đã được khảo sát hiện trạng; giao cho các nhà đầu tư tiến hành điều tra xã hội học, xây dựng thiết kế, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết… Trên cơ sở khảo sát, TP cho phép bố trí kinh phí kiểm tra chất lượng 77 công trình, lọc ra các công trình nguy hiểm cấp D để di dời khẩn cấp và cải tạo xây dựng lại.

Cụ thể, quận Đống Đa có nhà B4, B14 Kim Liên, 187 Tây Sơn, I 1-2-3 Thái Hà. Quận Ba Đình có C7, B6 Giảng Võ, C1 Thành Công, 148-150 Sơn Tây. Quận Thanh Xuân có nhà P3 Phương Liệt. Như vậy, việc cải tạo, xây dựng lại các CCC hư hỏng, xuống cấp theo nguyên tắc xã hội hóa đến nay mới đạt 1% khối lượng công trình cần cải tạo, xây dựng lại.

Khó từ cơ chế, chính sách…

Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư, người dân và lợi ích công cộng. Đơn cử, khu tập thể Văn Chương, xây dựng từ những năm 1960-1970, các khối nhà ở cũ và nhà xây dựng lấn chiếm chen chúc trong không gian nhỏ hẹp, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không còn đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Nhưng sau khi điều tra xã hội học, dự án vẫn chưa triển khai thêm được bước nào do với chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt, dự án chỉ cơ bản đáp ứng tái định cư khoảng 1/4 số dân đang sinh sống tại đây. Điều đó đồng nghĩa 3/4 số dân sẽ phải chuyển đến nơi ở mới. Song cũng khó điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch theo hướng tăng mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình vì như thế sẽ chất tải lên hạ tầng toàn bộ khu vực, vốn đã quá tải từ lâu.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn, còn có trường hợp doanh nghiệp bằng mọi giá nhảy vào dự án, sau đó gây sức ép ngược với TP để đòi tăng các chỉ tiêu quy hoạch. Rồi trong quá trình giải phóng mặt bằng, một số hộ gia đình đưa ra đòi hỏi vô lý, mặc dù dự án đã được các cấp thẩm quyền chấp thuận và hơn 2/3 hộ dân đồng thuận di dời.

Ngoài ra, hầu hết chủ đầu tư không chuẩn bị đủ quỹ nhà tạm cư theo yêu cầu, phải đề nghị TP hỗ trợ, trong khi quỹ nhà tái định cư của TP có hạn. Về quy định của Nhà nước, ông Tuấn cho biết, nhiều nhà lắp ghép tấm lớn chiều dày 10cm, mối nối bằng thép hiện đã bị phá hủy, nếu có lực xô ngang rất dễ xảy ra sập đổ, song theo quy định lại chỉ được xếp vào nhóm nhà chung cư nguy hiểm cấp C. "Vì vậy, đề nghị TP kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép di dời khẩn cấp hộ dân tại nhà lắp ghép mức độ nguy hiểm cấp C như đối với nhà cấp D" - ông Nguyễn Quốc Tuấn cho biết.

Thu hồi dự án, nếu chậm triển khai

Để đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn cho các dự án cải tạo CCC, Sở Xây dựng đã đề nghị TP sớm phê duyệt quy hoạch cải tạo các khu chung cư đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, nhất là khu Thành Công, Giảng Võ đã có ý kiến của Bộ Xây dựng; đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện dự án để có thể di dời, phá dỡ công trình ngay trong những tháng đầu năm 2012. Với khu vực ngoài 4 quận nội thành cũ, không bị hạn chế quy hoạch (Thanh Xuân, Thượng Đình, Nghĩa Đô, Hà Đông…), Sở Xây dựng đề nghị TP đôn đốc nhà đầu tư lập quy hoạch trình TP phê duyệt, nếu chậm sẽ thu hồi giao chủ đầu tư khác. Với các khu CCC không thuận lợi về hạ tầng, không thuộc trung tâm, công trình xuống cấp, đời sống người dân gặp khó khăn, như Hoàng Mai, Thanh Trì, Sở Xây dựng đề nghị TP chấp thuận bố trí nguồn vốn ngân sách hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu dự án. Ngoài ra, Sở Xây dựng đề xuất bố trí kinh phí khảo sát, đánh giá chất lượng 70 công trình khác.

Đồng tình với kiến nghị của Sở Xây dựng, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi giao Sở Xây dựng nghiên cứu điều kiện ràng buộc về tiến độ với các chủ đầu tư. Không để tình trạng chủ đầu tư vào nhận rồi "đắp chiếu", gây mất mỹ quan đô thị, còn người dân phải chờ đợi. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cũng yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc phải cung cấp và công khai các thông số quy hoạch cho từng khu CCC.

Mặt khác, Sở Xây dựng cần tổng hợp, rà soát tất cả các dự án, kể cả khu chung cư, nhà đơn lẻ để xác định lại nhà đầu tư được giao có đủ năng lực thực hiện không? Quỹ nhà tạm cư và vốn đối ứng có đủ đáp ứng điều kiện của từng dự án?… Sau đó sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và các nhà đầu tư. Nếu chủ đầu tư nào không thực hiện trong khi đã có đủ điều kiện, đã được quận, huyện tạo cơ hội thì TP sẽ ra quyết định thu hồi dự án.

(Theo HNM)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo