Hà Nội: Làm gì để thăng hạng cạnh tranh?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội: Làm gì để thăng hạng cạnh tranh?

  • 31/10/2020
  • 85


Cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp là một trong những điều kiện để Hà Nội thăng hạng PCI trong năm 2009. Ảnh: Trung Kiên.

Điều kiện mở

Hà Nội đứng vị trí cuối cùng trong nội dung xếp hạng chỉ số thành phần "tiếp cận đất đai" trên PCI với điểm số 4,73, thấp hơn rất nhiều so với điểm số 8,05 của vị trí đầu bảng - tỉnh Đồng Tháp. Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 vẫn xếp riêng Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ). Nhưng vị trí xếp hạng chỉ số thành phần "tiếp cận đất đai" của Hà Tây (cũ) cũng rất thấp. Vì thế, có thể khẳng định chắc chắn "tiếp cận đất đai" đặt ra yêu cầu cải thiện gắt gao bậc nhất ở Hà Nội hiện nay, nếu muốn DN thay đổi cách nhìn.

Hà Nội mở rộng với diện tích, quỹ đất tăng mạnh là thế mạnh quan trọng của TP. Đây là cơ sở thuận lợi để TP cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai cho DN. Vì điều này, không thể lấy lý do quỹ đất hạn hẹp để biện giải cho sự rườm rà, phức tạp của thủ tục giao, cho thuê đất.

Bà Phạm Thị Loan, đại biểu Quốc hội, đồng thời là lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại Việt Á mới đây đã phải lên tiếng đề nghị TP thúc đẩy việc cải thiện thủ tục giao và cho thuê đất. "Thủ tục giao và cho thuê đất ở Hà Nội vẫn quá nặng nề, tới 10 thủ tục khác nhau" - bà Loan nhận xét.

Không chỉ vậy, việc hướng dẫn thủ tục này cũng thiếu rõ ràng. DN muốn thông tỏ, gần như đều phải thông qua các văn phòng luật sư hoặc qua mối quan hệ cá nhân. Một chủ DN giấu tên cho hay "như Đà Nẵng là tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng PCI, mọi thông tin về thủ tục hành chính đều được công khai trên Internet. DN cần chỉ gõ vài chữ là tìm ra. Ở Hà Nội, nói là chỉ có khoảng 10 thủ tục, nhưng số khâu và thủ tục DN phải trải qua để đạt mục tiêu lớn hơn rất nhiều".

Đột phá từ tiếp cận đất đai


Hà Nội thu hút 5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2008, một kỷ lục. Nhưng nếu năng lực cạnh tranh tốt hơn nữa, giả sử ở trong Top 10, thì kỷ lục sẽ còn vượt rất xa. Trước đó, không ít dự án lớn bé đã từng quyết tâm dừng chân ở Hà Nội, nhưng sau đó đành ngậm ngùi chia tay, vì không kham nổi "chi phí thời gian" để được thuê đất.

Dự án của Intel và Nhà máy Ô tô Xuân Kiên (đang đóng ở Mê Linh - trước thuộc Vĩnh Phúc) là hai trong số những ví dụ đáng nhớ nhất. Cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai không chỉ giúp TP giữ được những dự án có giá trị mà còn có thể tạo nên sức bật mới cho phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, một trong những lý do khiến điều kiện tiếp cận đất đai không được "hanh thông" ở Hà Nội là không sẵn có quỹ đất sạch, mặt khác, các cơ quan còn lúng túng trong xử lý các dự án chậm triển khai. GPMB vẫn là khâu khó nhất đối với các DN vì cơ chế, chính sách thiếu nhất quán, trong khi sự hỗ trợ từ phía chính quyền không bài bản, mỗi nơi một kiểu, "đậm", "nhạt" khác nhau.

Nhiều dự án, DN được toàn quyền thỏa thuận GPMB, nhưng giá cả, các khoản hỗ trợ là nhân tố chủ chốt, lại không được kiểm soát để xảy ra tình trạng đền bù lúc cao, lúc thấp, gây ra khiếu kiện, dự án đình trệ. Nhiều dự án được giao đất, thuê đất nhưng chậm triển khai, quá thời hạn vẫn không được xử lý đến nơi đến chốn, gây bức xúc trong dư luận.

Để cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai, Hà Nội phải cải thiện khâu GPMB và xử lý những vi phạm đất đai. Những diện tích bỏ hoang, dự án "treo" quá thời hạn nhất quyết phải được thu hồi, đồng thời cần mở rộng các trung tâm phát triển quỹ đất ở cấp quận, huyện.

Mặt khác, một số DN phản ánh, thủ tục "xin" thuê, giao đất tuy danh nghĩa Sở Tài nguyên và Môi trường là đầu mối nhưng DN vẫn phải tự thân vận động là chủ yếu. Nếu DN không đốc thúc thì hồ sơ sẽ bị "ngâm".

Thực ra, TP đã có quy định về thời hạn xử lý hồ sơ theo từng khâu, từng bước, nhưng nếu cơ quan chức năng vi phạm thời hạn, việc xử lý cũng rất khó. Một cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ, sẵn sàng xử lý nghiêm khắc các vi phạm là vô cùng cần thiết, nếu Hà Nội muốn cải thiện điều kiện tiếp cận đất đai và thăng hạng PCI trong năm nay.

Theo Hà Nội Mới
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo