Hà Nội: Nhiều bất cập trong tiêu chí mua nhà thu nhập thấp

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội: Nhiều bất cập trong tiêu chí mua nhà thu nhập thấp

  • 10/11/2020
  • 108

Nhiều rào cản

Chủ trương xã hội hóa nhà ở, xây nhà giá rẻ và nhà dành cho người thu nhập thấp được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Mặc dù chương trình nhà ở xã hội kèm theo nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích được triển khai nhưng đến nay cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu thực của số lượng lớn người có thu nhập thấp. Không những thế, còn không ít rào cản để người thu nhập thấp có thể sở hữu một ngôi nhà mong ước như vấn đề giá thành, các dự án nhà ở xã hội thiếu vốn...

Mặc dù chính sách khuyến khích ghi rõ: doanh nghiệp được ưu tiên vay vốn, hỗ trợ lãi suất… nhưng thực tế chưa bố trí được nguồn vốn hỗ trợ và ngân hàng cho vay ưu đãi. Và hiện nay cũng mới chỉ có  11 dự án tại Hà Nội tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi. Như vậy, đa số doanh nghiệp còn lại khi tham gia xây dựng nhà ở xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn và giá thành sản phẩm có thể vì thế mà bị đẩy lên cao.

Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có 11 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Trong số đó có nhiều dự án chưa được hình thành, chưa có quỹ đất, quy hoạch, thiết kế, nguồn vốn. Thủ tục đầu tư tuy đã giảm một số khâu nhưng vẫn còn phức tạp. Một điều có thể thấy ngay rằng, lợi nhuận từ mảng thị trường này không nhiều và thu hồi vốn chậm. Bởi vậy, mặc dù nhu cầu nhà ở rất cao nhưng loại hình dự án này chưa thực sự được các nhà đầu tư quan tâm, chú trọng.

Đối tượng được mua loại hình nhà ở này cũng được quy định rất rõ ràng: những người chưa có nhà và có mức thu nhập thấp, có hộ khẩu tại Hà Nội, nhưng có một vấn đề khiến không ít người có thu nhập thấp quan tâm, mặc dù là nhà giá thấp nhưng giá mỗi căn cũng rơi vào khoảng từ 500 – 800 triệu đồng. Đối với đại bộ phận người có thu nhập thấp, đây là số tiền không nhỏ.

Nếu mức lương trung bình 2 -3 triệu đồng/tháng của một cán bộ công nhân viên thì ít nhất họ cũng phải mất từ 10 năm đến 20 năm mới có thể trả hết nợ.
Như vậy, không phải ai cũng đủ điều kiện để “xếp hàng” mua được một căn chung cư này. Với nhiều rào cản như vậy, thì việc có được một nơi ở phù hợp với túi tiền và điều kiện vẫn còn là ước mơ của nhiều người dân.

Nhiều bất cập

Trong đợt nhận xét duyệt hồ sơ đăng ký mua nhà thu nhập thấp Đặng Xá mới đây, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera, chủ đầu tư dự án này cho biết: chỉ có hơn 300 hộ gia đình đăng ký trong tổng số 1.000 căn hộ. Trong khi đó, cùng thời gian tiếp nhận hồ sơ mua căn hộ thì dự án thu nhập thấp Kiến Hưng (quận Hà Đông) do Vinaconex Xuân Mai đầu tư đã tiếp nhận hơn 3.300 bộ hồ sơ, trong khi chỉ có hơn 800 căn hộ.

Đại diện của Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera cho rằng, các căn hộ thuộc dự án Đặng Xá không nhiều người mua do người thu nhập thấp trên địa bàn huyện Gia Lâm không thuộc diện được mua theo quyết định của UBND thành phố, họ không thường trú tại các quận. Nhiều người trong khu vực dự án đến hỏi mua song đều phải ra về vì không đúng đối tượng. Đây cũng là một trong những “bài toán nan giải” của đơn vị này.

Chị Lê Thu Hoa cho biết, gia đình chị đang sống tại Gia Lâm nhưng cơ quan chị ở tận Đường Lê Duẩn (Quận Hai Bà Trưng). Biết dự án CT1 Ngô Thì Nhậm bán dành cho đối tượng người thu nhập thấp, xét thấy có đủ điều kiện để đăng ký mua nên gia đình chị cũng làm hồ sơ xin xét duyệt. Nhưng số lượng hồ sơ quá nhiều, chị phải đợi dồn vài đợt mới được. Cầm giấy tờ xác nhận quyền sở hữu rồi vợ chồng chị mới giật mình: từ chỗ ở mới đến công ty chị Hoa làm việc cách nhau đến tận gần 30km. Như vậy, hàng ngày chị phải đi làm ngược đường cả một quãng đường dài. “Thời gian đi lại mất khoảng hơn 1h đồng hồ (chỉ tính một chiều đi) vì đường xa mà lại ùn tắc thường xuyên. Nhiều hôm trời mưa, đi làm rất khổ sở. Có lúc tôi nghĩ cho thuê hay bán lại mà cũng không được vì theo quy định sau 10 năm mua mới được bán, cho thuê lại. Nhưng như thế này thì cũng bất tiện quá”, - chị Hoa nói.

Tương tự như chị Hoa, không ít người chật vật mới mua được một căn hộ thu nhấp thấp để ở nhưng lại phải chấp nhận đi cả một quãng đường xa từ nhà tới nơi làm việc, Hàng ngày có khoảng hàng chục nghìn người dân tại khu vực nội thành phải di chuyển một quãng đường dài sang các quận huyện khác để làm việc. Nhiều người trong số đó có nhu cầu mua nhà thu nhập thấp song lại chưa thuộc diện được xét chọn và được xét chọn rồi thì lại vất vả khi di chuyển tới nơi làm việc.

Trong khi đó với quy định, ưu tiên người có hộ khẩu ở Hà Nội được mua là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi. Đa số các ý kiến cho rằng, nhiều người có đủ các điều kiện để mua nhà thu nhập thấp thì lại không có nhu cầu mua trong khi đối tượng có nhu cầu nhà ở thực tế tại các tỉnh, thành khác đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội thì rất nhiều.

“Đối tượng được mua nhà phải có hộ khẩu thường trú ở nội thành là bất bình đẳng. Thực tế, những người có hộ khẩu Hà Nội họ lại không cần mua nhà nữa vì họ đã có nhà rồi. Trong khi, những người như chúng tôi tạm trú ở đây dễ đến hơn chục năm nhưng chưa có hộ khẩu mà không được xét duyệt là không công bằng. Theo tôi, UBND thành phố và chủ đầu tư nên linh động xét duyệt tới các nhóm đối tượng khác nhau”, - Anh Xuân Hòa, nhân viên đại lý một hãng nước tinh khiết nói.

Cũng theo ý kiến của anh Hòa, đơn vị đầu tư và UBND Thành phố có thể mở rộng xem xét các nhóm đối tượng được đăng ký mua nhà. Bởi đa số người dân tỉnh lẻ cũng có nhu cầu nhà ở bức thiết như người dân có hộ khẩu thành phố. Và giữa các khu vực cũng nên linh động xét duyệt hồ sơ. Có như vậy, tình trạng cung không khớp cầu sẽ được hạn chế và giải quyết đúng nhu cầu nhà ở thiết thực của người dân, hạn chế việc mua để đầu cơ dài hạn và xảy ra tiêu cực.

(Theo Tamnhin)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo