Hà Nội: Sao khó quản đất công - đất vàng

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội: Sao khó quản đất công - đất vàng

  • 25/10/2020
  • 115

Lãng phí

Theo thống kê của Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), quỹ đất công chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng 3.164.000 héc ta, nhưng việc khai thác quỹ đất này chưa đạt được chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt. Đến nay, đơn vị này đã phê duyệt phương án 233 mặt bằng, trong đó số mặt bằng giữ lại để tiếp tục sản xuất kinh doanh chỉ chiếm khoảng 30%; chuyển mục đích sử dụng đất khoảng 2%; bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2%. Số còn lại là nhà nước thu hồi và chuyển giao ngành nhà, đất thành phố để quản lý và xử lý. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý, sử dụng diện tích nhà, đất khá lớn, khoảng 1,5 tỷ mét vuông. Trong đó, khu vực sự nghiệp công lập chiếm 1,2 tỷ mét vuông, bằng khoảng 80% diện tích.

Hà Nội: Sao khó quản đất công - đất vàng | ảnh 1
Một công trình trong Công viên Tuổi trẻ. Ảnh: Thùy Linh

Theo Cục Quản lý Công sản, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện vẫn sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, mang nặng tính bao cấp về đất đai. Trong khi đó, các đơn vị này có thể được sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết. Một số quy định trong cơ chế còn mang tính "tay đôi". Chẳng hạn, một tài sản nhà, đất có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: Vừa cung cấp dịch vụ công cho Nhà nước, vừa cho thuê, vừa kinh doanh dịch vụ. Đối với phần kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, thì phải tính khấu hao và trả tiền thuê đất, nhưng đối với phần cung cấp dịch vụ công cho nhà nước thì không trích khấu hao, không phải trả tiền thuê đất.

Phức tạp trong quản lý

Ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản thừa nhận, những vị trí đất "vàng", đắc địa nhất đều của các cơ quan hành chính, nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Phần lớn, các cơ quan này nằm tại những vị trí đắc địa của các đô thị, trung tâm công nghiệp lớn, nhiều cơ quan có diện tích rất rộng. Chẳng hạn, trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (75 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội), trụ sở của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (136 Hàm Nghi, TP. HCM) đều có diện tích rộng...

Dường như, một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến việc sắp xếp xử lý nhà, đất nói riêng và việc khai thác, quản lý có hiệu quả nguồn lực tài sản là nhà, đất nói chung. Nguyên nhân của tình trạng này là khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc chuyển đổi công năng tài sản trên đất chưa theo kịp chức năng nhiệm vụ. Một nguyên nhân khác, khi đất công là đất "vàng", các đơn vị lại chú tâm vào lĩnh vực bất động sản do địa tô chênh lệch lớn. Nhiều tập đoàn, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sao nhãng nhiệm vụ chính của doanh nghiệp, tạo ra sự phát triển quá nóng cho thị trường bất động sản.

Việc quản lý đất công còn lỏng lẻo, mà Công viên Tuổi trẻ (quận Hai Bà Trưng) là một ví dụ cho sự lộn xộn. Trong khuôn viên công viên có cả bãi đỗ xe, nhà hàng, khách sạn, vẫn chưa được thu hồi. Cung Xuân thuộc Công viên Tuổi trẻ được gắn biển Công trình 1000 năm Thăng Long - Hà Nội bị biến tướng thành nơi phục vụ đám cưới. Trong khi, tỷ lệ cây xanh quá thấp so với yêu cầu.

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, GS Đặng Hùng Võ nhận định, với những trường hợp đất công là đất "vàng", đất giá trị cao, thường bị quy luật thị trường chi phối. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng liên quan đến giá trị đất, mà nguồn gốc đất trước đây là công sản. Do tính chất nhiều trường hợp đất công là đất "vàng" nên phức tạp trong quản lý.

Khảo sát của Cục Quản lý Công sản cũng cho thấy, chi phí tiền thuê đất hàng năm trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay bình quân mới khoảng 5%. Đây có thể có nguyên nhân do tình trạng giữ đất, để đất lãng phí. Với ưu thế đất đai ở các vị trí đắc địa, nhiều doanh nghiệp nhà nước sử dụng không hiệu quả. Thậm chí, một số nhà, đất bị chiếm dụng hoặc bỏ trống.

(Theo KTĐT)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo