Hà Nội xây dựng quy chuẩn quy hoạch kiến trúc để “quản” 4 quận nội thành

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hà Nội xây dựng quy chuẩn quy hoạch kiến trúc để “quản” 4 quận nội thành

  • 26/10/2020
  • 109

Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, trong quá trình triển khai xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quy hoạch kiến trúc tại khu vực 4 quận nội thành lịch sử này, Sở đã phối hợp với Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng) tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các bộ, sở, ngành, UBND các quận, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đồng thời trong giai đoạn này, Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng đăng trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân. Dự kiến, đến đầu tháng 11 sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp, trình UBND TP và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn trong tháng 12/2013.

Bên cạnh đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc cũng giải trình, một số ý kiến đóng góp tại dự thảo lần 8 và Sở vẫn bảo lưu trong dự thảo lần 9. Đó là UBND quận Hoàn Kiếm kiến nghị chỉ tiêu đất cây xanh công cộng tối thiểu từ 3m2 xuống 2m2. Theo quy hoạch kiến trúc, quỹ đất trong 4 quận nội thành tuy rất hạn chế, hiện chỉ đạt 2,1m2/người (theo QCNV 01:2008/BXD là 7m2/người). Cơ quan soạn thảo đề nghị bảo lưu chỉ tiêu tối thiểu 3m2/người, có thể sử dụng chung hệ thống cây xanh công cộng giữa các phân khu và giữa các quận để khắc phục nhược điểm về chỉ tiêu cây xanh/người.

Kiến trúc tại các quận nội thành đang khá lộn xộn

Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng đề nghị bảo lưu quy định cho phép tăng mật độ xây dựng đối với các lô đất lớn (ví như đối với lô đất 500m2, theo QCXDVN 01:2008 là 40% nay đề xuất tăng 65%). Lý do đây là biện pháp khuyến khích việc hợp thửa, nhằm giảm dân số tại 4 quận nội đô lịch sử. Hơn nữa, đối với nhà ở gia đình, việc tăng diện tích ở không đồng nhất với việc tăng số người ở (tăng dân số).

Đáng chú ý, trong dự thảo lần 9 này, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu và chỉnh sửa quy định đối với khu vực làng xóm đô thị hóa theo hướng quy định không gian đặc trưng thấp tầng (3 tầng), cấu trúc giao thông cơ bản được giữ nguyên. Đối với những tuyến đường đô thị hóa trong khu vực này (>22m) có quy định chiều cao được phép tối đa 7 tầng nhằm tạo sự chuyển tiếp không gian đô thị, làng xóm đô thị. Mặt khác, cơ quan soạn thảo cũng đã sửa đổi, làm rõ quy định chiều cao các công trình bao quanh quảng trường hiện hữu: “Các công trình, vật kiến trúc xây dựng mới có chiều cao không vượt quá ½ chiều rộng quảng trường”.

Về tổng thể, dự thảo lần 9 gồm các phần như: Quy định chung; Quy hoạch không gian (công trình công cộng, cây xanh mặt nước, các cơ sở công nghiệp, hệ thống quảng trường, không gian ngầm); phần kiến trúc, thiết kế đô thị (mật độ xây dựng, chiều cao, mỹ quan đô thị)… Việc phân vùng kiểm soát cơ bản phù hợp quy định quản lý Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Một số điều chỉnh ranh giới (khu phố cũ) căn cứ trên các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc được duyệt. Với các khu vực đặc thù như: Trung tâm chính trị Ba Đình, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, phố cổ, phố cũ, khu vực Hồ Gươm và phụ cận, cơ bản không điều chỉnh.

Riêng về các công trình công cộng như các trường học lớn có thể được phép tăng tầng cao công trình để giải phóng không gian tầng 1, tăng diện tích trống, sân chơi, cây xanh. Các công trình khác như chợ, văn hóa, thể dục thể thao… tuy quy đất hạn chế nhưng vẫn được quy định theo hướng bổ sung phục vụ khu vực.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, trong 4 quận nội thành, không cấp phép công trình khách sạn mới, dưới 10 phòng, nhất là ở khu vực quận Hoàn Kiếm do mật độ khách sạn hiện đã nhiều, cần giãn ra các khu vực khác. Bên cạnh đó, đối với khu vực ngoài đê sông Hồng đang khó xác định tiêu chuẩn quản lý, có đại biểu cũng đóng góp ý kiến cần đảm bảo hành lang thoát lũ như quy định hiện hành, chiều cao không quá 3,5 tầng, sau này quản lý theo quy hoạch phân khu…

Kết luận, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu cơ quan soạn thảo phải bổ sung Quyết định ban hành kèm theo dự thảo để ban hành, đính kèm phần quy chuẩn kỹ thuật cũ để có cơ sở so sánh với những thay đổi tại dự thảo quy chuẩn cũ. Cơ quan soạn thảo cũng làm rõ quy định tầng cao đặc trưng, quy định tầng cao với làng xóm đô thị hóa, ngoài đê sông Hồng; cây xanh, mặt nước. Việc di dời các cơ sở ô nhiễm, cần bổ sung thêm phần công nghệ. Phần công trình ngầm, mở rộng thêm phần đường sắt đô thị; quy hoạch các công trình giao thông, bổ sung thêm phần cầu vượt, hầm chui, bộ hành, kết cấu hè; vận tải hành khách công cộng, bãi đỗ, nhà để xe...

Phó Chủ tịch cũng lưu ý thêm phần xử lý rác thải, cấp điện, chiếu sáng...cần phải quy định rõ tại 4 quận. Ngay như với phần cột điện cũng phải quy định cột đa năng để giảm việc kéo các đường dây lung tung trên hè phố. Các công trình cung cấp chất đốt không đảm bảo an toàn kiên quyết phải di chuyển; xem xét lại hệ thống thu gom chất thải rắn… Phó Chủ tịch cũng nêu rõ, ở ngay khu vực hồ Hoàn Kiếm rất phản cảm, thùng rác bẩn, xiêu vẹo, hở cả miệng thùng, 7h sáng vẫn quét rác bụi mù; quận Hoàn Kiếm cần chấn chỉnh lại.

Cuối cùng Phó Chủ tịch lưu ý việc xây dựng quy chuẩn kiến trúc bám với đặc thù của 4 quận. Sở Quy hoạch Kiến trúc hoàn thiện lại dự thảo, tuần sau UBND TP tiếp tục họp về vấn đề này.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo