Hệ lụy từ dự án cảng Kê Gà tại Bình Thuận

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hệ lụy từ dự án cảng Kê Gà tại Bình Thuận

  • 31/10/2020
  • 140

Ngày 24/4 vừa qua, ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh này liên quan đến việc TKV sẽ chuyển tiền bồi thường cho các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi dự án cảng Kê Gà (Tân Thành, Hàm Thuận Nam).
 
Theo đó, trung tâm quỹ đất cung cấp số tài khoản của đơn vị để TKV chuyển hơn 65 tỷ đồng và phối hợp chi trả bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại. Song, những thiệt hại vô hình khác của nhà đầu tư và của tỉnh Bình Thuận thì chưa ai đo đếm được.

12 biệt thự, resort bỏ hoang

Bốn năm đã trôi qua sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định dừng đầu tư cảng Kê Gà, hàng chục ngôi biệt thự, resort cao cấp ở đây đã lâm vào cảnh hoang tàn. Số phận của vùng biển đẹp này vẫn khá long đong.
 
Vào đầu những năm 2000, tỉnh Bình Thuận kêu gọi các nhà đầu tư đến vùng biển Kê Gà đầu tư du lịch. Khi đó, khu vực này chưa có điện, nước nhưng vùng biển quá đẹp đã giữ chân các nhà đầu tư. Họ đổ tiền vào xây 12 khu du lịch, resort ở vùng biển này.

Cảng Kê Gà
Hàng chục căn biệt thự cao cấp bỏ hoang nhiều năm nay. Ảnh: Phương Nam

Trong khi resort Thế Giới Xanh, khu du lịch đầu tiên ở Kê Gà bắt đầu đón khách và các resort khác đang thi công chạy đua với thời gian thì năm 2007, Bộ GTVT có văn bản bổ sung quy hoạch Kê Gà thành cảng tổng hợp. Theo đó, cảng có chức năng vận chuyển bôxit từ Tây Nguyên với kinh phí đầu tư 1 tỷ USD do TKV làm chủ đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư du lịch buộc phải nhường đất cho dự án cảng biển mang tầm quốc gia này.
 
Từ năm 2009 đến đầu 2013, 4 lần chủ đầu tư tuyên bố khởi công rồi dừng lại. Tháng 2/2013, Thủ tướng yêu cầu ngừng xây dựng dự án cảng Kê Gà và giao các bộ liên quan phối hợp với tỉnh Bình Thuận bồi thường cho các nhà đầu tư du lịch.
 
Từ năm 2009 đến nay, hàng chục biệt thự, resort trên con đường ven biển dẫn đến ngọn hải đăng Kê Gà bị bỏ hoang. Cùng với đó, nhiều nhà đầu tư khác cũng ôm nợ vì dự án bị ngưng nửa chừng…

Kê Gà đi thụt lùi hàng chục năm

Bên cạnh những thiệt hại của các nhà đầu tư du lịch, nhiều doanh nghiệp đổ tiền xuống đầu tư để đón đầu dự án cảng Kê Gà cũng nếm "trái đắng". Đơn cử như Công ty ĐK đã thuê 14ha đất tại xã Hàm Cường, Hàm Thuận Nam gần với con lộ dự kiến vận chuyển bôxit để xây dựng cảng khô (ICD), tổng vốn đầu tư 2 giai đoạn lên đến hơn 260 tỷ đồng. Ngoài ra, Bình Thuận còn gấp rút quy hoạch khu công nghiệp Kê Gà gần dự án xây dựng cảng để trình Chính phủ.
 
Khu công nghiệp diện tích 422ha này được giao cho Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư. Trong số diện tích trên có đến hơn 350ha đất rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú.
 
Theo ông Nguyễn Văn Thu, Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, thời điểm ấy tỉnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ. Bình Thuận cũng mong muốn có cảng biển để phát triển kinh tế - xã hội địa phương nên lúc đó tỉnh phải thuyết phục các nhà đầu tư du lịch ưu tiên nhường đất cho dự án cảng Kê Gà.
 
5 năm qua, tỉnh Bình Thuận đã mất quá nhiều cơ hội vì trông chờ vào dự án cảng biển này. Bên cạnh khu công nghiệp Kê Gà, cảng ICD Hàm Cường thì các khu công nghiệp I, II ở Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam) xây dựng để đón đầu cảng Kê Gà cũng là hệ lụy của cảng biển này.
 
Một lãnh đạo UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết, TKV mất hàng chục tỷ đồng bồi thường, doanh nghiệp thiệt hại, mất uy tín và vùng biển tuyệt đẹp của Bình Thuận không theo kịp với đà phát triển du lịch. Dự án cảng Kê Gà đã khiến vùng biển tuyệt đẹp Tân Thành - nơi có ngọn hải đăng cao và xưa nhất Việt Nam đi thụt lùi so với sự phát triển đến vài chục năm.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo