Hỗ trợ phần chênh lệch hoặc cho mua nhà trả chậm

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hỗ trợ phần chênh lệch hoặc cho mua nhà trả chậm

  • 13/11/2020
  • 99


Dự án khu công nghệ cao (Q.9, TPHCM) bị nhiều hộ dân khiếu nại về các chính
sách bồi thường, tái định cư.

Dân không giao mặt bằng vì chưa biết đi về đâu

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án giao thông hiện nay đều chậm, kéo dài do trong quá trình triển khai các cơ chế chính sách thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập.

Ở các khu vực dân cư, đô thị, chính sách bồi thường ban hành chưa phù hợp với thực tế nên nhiều nơi xảy ra tình trạng giá bồi thường nơi cũ không đủ để mua nền đất (hoặc căn hộ) tái định cư (TĐC) và không có biện pháp hỗ trợ kèm theo.

Lý do nói trên cùng với một số nguyên nhân khác như dự án được phê duyệt mới triển khai dự án TĐC, dẫn đến tình trạng ở nhiều nơi người dân bị giải tỏa không bàn giao mặt bằng (dù đã nhận tiền bồi thường) vì không đủ khả năng vào các khu TĐC.

Từ thực tế trên, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân thuộc diện này - cụ thể là phải hỗ trợ kinh phí chênh lệch giữa tiền bồi thường được nhận và số tiền mà người dân phải nộp để được giải quyết nền đất, căn hộ TĐC hoặc giải quyết cho các trường hợp trên được mua nhà trả chậm.

Ngoài ra, các địa phương, chủ đầu tư phải bố trí kinh phí xây dựng trước hạ tầng khu TĐC theo nguyên tắc xây dựng TĐC phải đi trước khởi công dự án.

Tại văn bản góp ý gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Bộ GTVT.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tuy không “bác” nhưng cho rằng các chính sách hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất tuỳ thuộc vào tình hình thực tế mỗi địa phương mà được đưa vào phương án đền bù giải phóng mặt bằng do địa phương phê duyệt (nên có hỗ trợ hay không thuộc trách nhiệm của các địa phương). Riêng đối với kiến nghị về việc xây dựng các khu TĐC phải đi, Bộ KHĐT hoàn toàn đồng tình.

Không tính khấu hao khi bồi thường các công trình kỹ thuật thuộc diện phải di dời

Nghị định 197 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính quy định việc bồi thường các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng tuân theo nguyên tắc đền bù bằng tiền trên cơ sở giá trị còn lại.

Theo Bộ GTVT, quy định nói trên chưa thỏa đáng, phát sinh vướng mắc vì các chủ sở hữu công trình phần lớn không nhất trí với phương thức này do việc di dời không phải là mong muốn của họ.

Và, mức bồi thường theo quy định không đủ để xây dựng lại công trình, dẫn đến thời gian bàn giao mặt bằng của hầu hết các chủ công trình tại các dự án xây dựng giao thông bị kéo dài, trong khi công tác này cần đi trước một bước để vừa thực hiện việc bàn giao mặt bằng, vừa đảm bảo khai thác bình thường, đặc biệt là đối với các công trình lưới điện, hệ thống cấp thoát nước nước, trường học, bệnh viện… Bộ Xây dựng cũng tán thành đề xuất này.

Mới đây nguồn tin riêng của Tiền phong cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng ngay trong tháng 6 để Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Theo Tiền Phong

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo