Hôm nay (1.8): Hà Nội mang tầm vóc mới

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Hôm nay (1.8): Hà Nội mang tầm vóc mới

  • 25/10/2020
  • 113

Xin ông cho biết những ý tưởng mới lạ, độc đáo trong đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô mới?

- Theo dự kiến, quy hoạch thủ đô  mới sẽ hoàn thành trước năm 2010 và đây sẽ là đồ án quy hoạch lớn chưa từng có. Chắc chắn sẽ có những ý tưởng mới lạ, vì với một diện tích 3.300km2 và nhiều mô hình cấu trúc đô thị sẽ được đặt ra như những kịch bản phát triển khác nhau để lựa chọn. Chỉ được tiếp cận một số hồ sơ đăng ký dự thầu, đã thấy xuất hiện những suy nghĩ táo bạo về không gian Hà Nội tương lai.

Ví dụ như đề xuất của một nhóm Cty đã hướng về một mô hình Hyper city (thành phố cực lớn - phân tán) của thế kỷ 21 thay thế cho mô hình Radial city (thành phố phát triển theo bán kính - lan toả từ trung tâm) của thế kỷ 20. Sẽ còn thời gian để chờ đợi những ý tưởng mới, độc đáo nhưng phải phù hợp với mô hình phát triển kinh tế-xã hội của VN. Không thể áp một mô hình của một quốc gia, thành phố nào khác vào trường hợp này.

Quy hoạch Hà Nội mới có tính đến việc dãn dân tại khu vực nội thành ra vùng quy hoạch mới không?

Vào lúc 0h ngày 1.8, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội (mới) đã có mặt tại điểm tiếp giáp giữa địa phận TP. Hà Nội và TP. Hà Đông  (tỉnh lỵ Hà Tây cũ) trên đường Nguyễn Trãi để tiến hành gỡ bỏ tấm biển xác định ranh giới giữa Hà Tây và Hà Nội.   K.M

- Dứt khoát sẽ phải tính đến xây dựng các mô hình khu ở khác nhau nhằm dãn tải ra bằng các cơ chế chính sách, chương trình nhà ở xã hội để người dân có thể chuyển dần ra vùng xung quanh với điều kiện sống tốt hơn.

Một trong những ý tưởng mà chúng tôi đưa ra để thực hiện điều này là các khu đô thị vệ tinh không chỉ là khu ở, mà còn kèm theo hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt như các trung tâm dịch vụ đô thị, trường học, bệnh viện, cơ sở công nghiệp phù hợp... để người dân sống và dễ dàng tìm kiếm việc làm tại đó luôn; tránh tình trạng như nhiều nước trên thế giới vấp phải là đô thị vệ tinh là "đô thị ngủ", người dân chỉ về đó ngủ rồi sau đó lại đổ dồn vào đô thị cũ làm việc.

Các khu đô thị vệ tinh sẽ được hình thành như thế nào, thưa ông?

- Trong định hướng, phía đông - nam - bắc Hà Nội sẽ phát triển công nghiệp, hướng ra cảng và sân bay. Phía tây hình thành không gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và những đô thị mang tính khoa học, đào tạo. Đô thị khoa học ở bên Hòa Lạc, còn đào tạo sẽ nằm trên trục Xuân Mai kết nối trục đường 6.

Ngoài ra, còn khả năng sẽ hình thành các đô thị vệ tinh có chức năng riêng biệt để đáp ứng một tổng thể đa trung tâm. Ví dụ như Sơn Tây là TP cổ gắn với Đường Lâm; Hoà Lạc là TP khoa học kết hợp du lịch ở Ba Vì; Xuân Mai là đô thị đại học...

Công nghiệp có hàm lượng chất xám cao sẽ được bố trí ở phía bắc, khu vực Mê Linh, gắn với Sóc Sơn, Đông Anh, sân bay Nội Bài, khu đô thị hàng không. Còn công nghiệp, công nghệ cao như phần mềm sẽ thành đô thị khoa học, nằm ở Hòa Lạc. Công nghiệp sản xuất lớn sẽ đặt ở phía nam như Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa... kết nối đường cao tốc đi phía nam, giao thông trên sông Hồng, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng...

Ông có nhận thấy, người dân sẽ gặp khó khăn rất lớn khi phải di chuyển trên địa bàn rộng như vậy?

- Thành công hay không, theo tôi là việc các đô thị chức năng được gắn kết với nhau như thế nào? Chắc chắn việc di chuyển sẽ bằng hệ thống giao thông nhanh. Nếu không phát triển được hệ thống này thì Hà Nội vẫn cứ co cụm, ách tắc, dồn nén ở trong trung tâm và dân cư không muốn đi ra ngoài. Hiện nay, khoảng cách được tính trung bình giữa các đô thị là 35km. Nếu ở Nhật Bản họ đi mất 1 giờ, thì ở Hà Nội thời gian di chuyển phải là 30 phút đến 45 phút, bởi mật đô dân cư của ta ít hơn.

Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) Hà Nội.
Các dự án thực hiện theo quy hoạch cũ có phải điều chỉnh không, thưa ông?

- Phải có sự lồng ghép giữa các quy hoạch. Theo quy hoạch được phê duyệt năm 1998, khu vục lõi vẫn được tôn trọng, các ý tưởng tốt vẫn được giữ nguyên. Chẳng hạn, trung tâm văn hóa -thương mại - tài chính tây hồ Tây phải được phát triển nhanh. Toàn bộ khu đô thị mới Bắc Thăng Long phải được làm ngay. Nhưng sẽ xem xét, rà soát lại các cụm công nghiệp không phù hợp và chuyển xuống phía nam. Khu đại học tây nam, Chính phủ đã yêu cầu dừng lại rồi, vì nếu vẫn nằm ở gần khu Mỹ Đình sẽ gây ách tắc, chất tải lên hạ tầng...

Hà Nội hiện đang đối mặt với nhiều tồn tại như tắc nghẽn giao thông, di dân vào nội thành cũ. Chắc chắn điều này sẽ không thể giải quyết được ngay. Điều đó sẽ là thách thức lớn trong quản lý?

- ẹt nhất trong 5-10 năm nữa phải hình thành được các cơ sở vật chất, dịch vụ, cơ sở làm việc để di dân ra các khu vệ tinh. Quản lý phải hiểu rằng tìm cách để cho đô thị phát triển, chứ không phải chỉ đơn giản là kiểm tra xem chỗ này được xây bao nhiêu tầng, chỗ kia đúng phép hay không. Đó chỉ là một mặt của quản lý thôi. Quản lý là dùng tiềm năng của đô thị để tạo động lực cho phát triển đô thị. Khái niệm tiếp thị đô thị hay cạnh tranh đô thị cần phải được đặt vào trong quản lý đô thị... Theo tôi, cũng như lập đồ án quy hoạch, quản lý đô thị cũng cần mời tư vấn nước ngoài cùng tham gia.

Quy hoạch Hà Nội mới tính toán thế nào tới việc khớp nối không gian đô thị thủ đô hiện tại với vùng đất nông nghiệp rộng lớn ở Hà Tây, thưa ông? Mở rộng Hà Nội sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở vùng nông thôn thuộc Hà Tây, quy hoạch chung có tính tới vấn đề này?

- Tìm ra mô hình phát triển hợp lý giữa Hà Nội hiện hữu - trung tâm hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai và Phú Xuyên - Thường Tín, tránh tình trạng xây dựng lãng phí về đất đai, tiết kiệm đầu tư hạ tầng đô thị do mô hình này không theo đuổi "đô thị nén" (Compact city) cho toàn bộ không gian thủ đô.

Việc cân nhắc những diện tích đất nông nghiệp còn lại cùng với không gian núi Ba Vì - Sóc Sơn sẽ dựa trên mô hình chuyển hóa trong đô thị từ chuyển đổi mô hình kinh tế và mô hình sống của cư dân vùng này. Nên theo đuổi ý tưởng của một TP có mô hình nông nghiệp - công nghệ cao (một phần do có Khu công nghệ cao Hòa Lạc làm trung tâm nghiên cứu cho lĩnh vực này) và kết hợp với các làng nghề thủ công truyền thống tạo ra các sản phẩm du lịch, xuất khẩu mà trước đây cả Hà Nội và Hà Tây đã làm khá tốt, ví dụ như trồng hoa xuất khẩu.

Xin cảm ơn ông!

Theo Lao Động



Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo