HoREA góp ý về diện tích tối thiểu tách thửa

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

HoREA góp ý về diện tích tối thiểu tách thửa

  • 16/10/2020
  • 108

Nội dung được HoREA đề cập trong công văn về việc góp ý dự thảo thay thế quyết định 33/2014 của UBND Thành phố. Quyết định sau khi được ban hành sẽ đảm bảo quyền và nhu cầu của người sử dụng đất ở (chủ đất) được tách thửa đối với đất ở, phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố.

Theo đó, HoREA nhất trí với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với thửa đất ở có diện tích lớn, từ 2.000m2 trở lên thì chủ đất phải lập dự án đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở, song HoREA nhận thấy cần thiết đưa nội dung này vào dự thảo.

tách thửa đất
HoREA cho rằng nên áp dụng một tiêu chuẩn diện tích tối thiểu
sau khi tách thửa đất ở. Ảnh: Huyền Trâm.

Cụ thể, hiệp hội đề nghị bổ sung khoản 1 (mới) vào điều 5 quy định: "1. Tách thửa đất ở có diện tích từ 2.000 m2 trở lên thì người sử dụng đất phải lập dự án đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở và các quy định pháp luật có liên quan".

HoREA đề nghị không cần thiết phân biệt diện tích thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa là thửa đất đã có nhà ở hoặc thửa đất chưa có nhà ở, mà nên áp dụng một tiêu chuẩn diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đất ở.

HoREA góp ý: Đối với khu vực 1, đề nghị diện tích tối thiểu là 45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03m tại đường phố có lộ giới từ 20m trở lên; đề nghị diện tích tối thiểu là 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03m tại đường phố có lộ giới dưới 20m, không phân biệt thửa đất có nhà ở hiện hữu hoặc thửa đất chưa có nhà ở. Đối với khu vực 2, đề nghị diện tích tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04m, không phân biệt thửa đất có nhà ở hiện hữu hoặc thửa đất chưa có nhà ở.

Theo HoREA, như vậy sẽ làm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt quy trình công tác xét duyệt của cơ quan nhà nước, đồng thời chấm dứt được tình trạng người sử dụng đất đối phó bằng cách xây nhà tạm để được tách nhiều thửa đất ở nhỏ hơn như trong thời gian qua.

Hiệp hội cũng đề nghị UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn có biện pháp kiểm soát tình trạng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở.

HoREA cho biết, trong thời gian qua, có hiện tượng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở, thậm chí đã có cả việc khai thấp giá trị giao dịch để tránh nộp nhiều thuế; những đầu nậu này thực sự có hoạt động kinh doanh bất động sản thường xuyên, liên tục, nhưng nấp bóng chủ đất, không thành lập doanh nghiệp nên cơ quan chức năng không quản lý được, nhà nước bị thất thu thuế.

Vì vậy, HoREA đề nghị cần có biện pháp kiểm soát tình trạng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở và hướng các đầu nậu này thành lập doanh nghiệp để quản lý.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo