Kết luận thanh tra tại Cụm Công nghiệp tập trung huyện Từ Liêm

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Kết luận thanh tra tại Cụm Công nghiệp tập trung huyện Từ Liêm

  • 10/11/2020
  • 104
Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, Ban quản lý dự án (QLDA) CCNTTVVNHTL, Hội đồng GPMB huyện đã để xảy ra một số sai phạm trong việc chưa tuân thủ những quy định của pháp luật, Thanh tra TP đã chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án này…

Kết luận thanh tra tại Cụm Công nghiệp tập trung huyện Từ Liêm | ảnh 1
Cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ huyện Từ Liêm

Dự án CCNTTVVNHTL được UBND TP Hà Nội đầu tư theo Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 8/1/2004 về việc thu hồi 460.213m2 đất tại xã Minh Khai và xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm; tạm giao cho Ban QLDA CCNTTVVNHTL để tổ chức điều tra, lập phương án bồi thường GPMB và chuẩn bị thực hiện DA đầu tư xây dựng (ĐTXD) hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp huyện Từ Liêm.

Tiếp đó, ngày 19/10/2004, UBND TP Hà Nội lại có Quyết định 159/2004/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch chi tiết CCNTTVVNHTL (phần mở rộng) tỷ lệ 1/500, với quy mô khoảng 462.177m2. Trong số diện tích nói trên, Ban QLDA CCNTTVVNHTL được giao 433.175m2 tại xã Minh Khai và xã Xuân Phương. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án ĐTXD hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp đã xảy ra một số sai phạm đã được Thanh tra TP Hà Nội chỉ rõ tại Kết luận số 2806/TTTP-ĐLN ngày 31-12-2010.

Cụ thể, Đối với việc thi công xây dựng trạm xử lý nước thải được UBND TP Hà Nội bố trí 5.000m2  trong cụm công nghiệp để xây dựng. Ngày 1/12/2010, Ban QLDA CCNTTVVNHTL có Thông báo số 12/TB-BQLDA về việc khởi công xây dựng trạm xử lý nước thải và thời gian hoàn thành là ngày 6/6/2011.

Nhưng đến nay, các DN trong Cụm Công nghiệp cả giai đoạn 1 và phần mở rộng đã nhận đất, xây dựng và đưa vào sản xuất, kinh doanh, đặc biệt có DN liên quan nhiều đến vấn đề môi trường như Nhà máy bia Sài Gòn nhưng trạm xử lý nước thải toàn khu công nghiệp vẫn chưa được hoàn thành. Theo quy định tại khoản 4, Điều 17 về quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 52/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 9-8-2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định: "Khu CN chỉ được chính thức đưa vào hoạt động khi có đủ các điều kiện đảm bảo môi trường: đã có trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng".

Sau khi Trung tâm quan trắc và phân tích Tài nguyên - Môi trường (thuộc Sở TN&MT Hà Nội) cùng Đoàn thanh tra liên ngành, Ban QLDA CCNTTVVNHTL tiến hành lấy mẫu nước thải chung của toàn cụm công nghiệp và nước thải của Nhà máy bia Sài Gòn thì kết quả cho thấy: Về nước thải toàn cụm công nghiệp: Mùi khai không đạt yêu cầu; mầu sắc vượt tiêu chuẩn cho phép 2 lần; BOD5 vượt 1,1 lần; COD vượt 1,6 lần; hàm lượng Sunfua vượt 4,4 lần; mật độ vi khuẩn Coliform vượt 22.000 lần. Về nước thải Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Nội: Hàm lượng TSS tổng chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn 1,1 lần; Coliform vượt 46 lần.

Căn cứ kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc môi trường TP về mẫu nước thải toàn Cụm Công nghiệp đối chiếu với quy định mục II, Thông tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ TN&MT ngày 3/7/2007 về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý thì nước thải của toàn Cụm Công nghiệp thuộc mức ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đối với việc ĐTXD của các DN, cơ sở sản xuất trong CCNTTVVNHTL, đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra việc xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất của 5/50 DN trong Cụm Công nghiệp (phần mở rộng). Qua kiểm tra  thì cả 5 Cty khi thi công đều sử dụng chưa đúng phần đất được thiết kế làm phần chống cháy lan giữa các DN có bề rộng 3m như Cty Tây Nam, Cty Thế giới Sơn xây dựng bán mái để sử dụng làm xưởng sản xuất; Cty Hòa Phong sử dụng để trồng cây cảnh, Cty sản xuất mũ xuất khẩu, Cty điện hóa Hà Sơn sử dụng làm nơi để xe.

Việc tổ chức kê khai, điều tra, xác nhận về đất và tài sản trên đất trong phạm vi GPMB, Tổ công tác giúp việc Hội đồng bồi thường đã không phát tờ khai cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản trên đất tự kê khai. Khi thực hiện, Tổ công tác tổ chức kiểm tra, ghi nhận tại thực địa và lập biên bản kiểm tra tình hình sử dụng đất và tài sản trên đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (có chữ ký của chủ sử dụng đất, tài sản trên đất). Như vậy, quy trình tổ chức kê khai của Tổ công tác giúp việc HĐGPMB đã thực hiện chưa đúng theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 72/2001/QĐ-UB ngày 17/9/2001 của UBND TP Hà Nội.

Về quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ di chuyển mộ. Theo khoản 3, Điều 9, Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30-6-1998 của UBND TP  Hà Nội ban hành bản quy định thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính Phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định: "Trường hợp TP không có quỹ đất hoặc gia đình tự lo đất di chuyển mộ thì ngoài phần đền bù chi phí quy định tại khoản 1  nói trên chủ mộ còn được hỗ trợ chi phí đất đai là 1.000.000 đồng/mộ".

Hội đồng BTGPMB đã lập phương án tiền hỗ trợ đất di chuyển mộ trả về xã Minh Khai và xã Xuân Phương là 1.172 ngôi mộ với số tiền 1.172.000.000 đồng (trong đó, xã Minh Khai là 737 ngôi, với số tiền 737.000.000 đồng; xã Xuân Phương là 435 ngôi, với số tiền 435.000.000 đồng).

Theo báo cáo của BQLCCNTTVVNHTL thì toàn bộ 1.172 ngôi mộ của các hộ phải di chuyển về nghĩa  trang của các xã, không có hộ nào báo với Tổ công tác phải tự lo đất di chuyển mộ. Như vậy, toàn bộ 1.172 ngôi mộ của các hộ phải di chuyển đều có quỹ đất để di chuyển về nghĩa trang của xã Minh Khai và xã Xuân Phương. UBND xã Minh Khai và xã Xuân Phương không phải là đối tượng được hỗ trợ 1.000.000đ/mộ. Đối chiếu với khoản 3, Điều 9. Quyết đinh số 20/1998/QĐ-UBND ngày 30-6-1998 của UBND TP Hà Nội và qua xem xét thấy việc HĐGPMB lập phương án trả tiền hỗ trợ đất di chuyển mộ về xã Minh Khai và Xuân Phương là không đúng đối tượng với số tiền 1.172.000.000 đồng.

Đối với việc bồi thường, hỗ trợ cho ông Nguyễn Viết Quảng cây bưởi, kè đá, cầu rửa xe, nhà quản trang qua kiểm tra xác minh thấy cầu rửa xe, kè đá là do đơn vị quân đội Đoàn 60 Cục quân khí xây dựng phục vụ nhu cầu rửa xe của đơn vị. Từ năm 2002 Đoàn 60 Cục quân khí không sử dụng nữa. Khi điều tra, xác minh tài sản, ông Nguyễn Viết Quảng đã tự khai nhận số tài sản này với Tổ công tác giúp việc HĐGPMB. Do đó, HĐBTGPMB huyện đã lập phương án bồi thường về Cầu rửa xe và kè đá là 11.099.600 đồng cho ông Nguyễn Viết Quảng. Như vậy, việc HĐBTGPMB huyện Từ Liêm phê duyệt bồi thường Cầu rửa xe và kè đá cho ông Nguyễn Viết Quảng là không đúng đối tượng.

Việc để xảy ra những sai phạm nói trên đã rõ, những cá nhân, tập thể nào phải chịu trách nhiệm? Các cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ để có những hình thức xử lý theo quy định!

(Theo PLXH)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo