Khi các “ông lớn” thoái vốn khỏi thị trường bất động sản

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Khi các “ông lớn” thoái vốn khỏi thị trường bất động sản

  • 16/11/2020
  • 156

Đầu năm 2015, thị trường BĐS Việt Nam được kỳ vọng sẽ khôi phục từng bước ở tất cả các phân khúc. Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy vậy, thời gian vừa qua, thị trường lại chứng kiến nhiều doanh nghiệp rút vốn khỏi BĐS. Đây cũng là một sự rút lui bình thường nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trên thực tế, thị trường BĐS đã có nhiều tín hiệu “ấm” trở lại nhưng cũng có không ít chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu phức hợp cao ốc thương mại đang âm thầm thoái vốn, rút lui khỏi thị trường.

Đơn cử, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từng đình đám với một số dự án “khủng” nhưng đã gây bất ngờ đối với thị trường BĐS trong nước. Trong buổi tiếp xúc với các nhà đầu tư và đưa ra kế hoạch tái cấu trúc tập đoàn cũng như chiến lược kinh doanh, Hoàng Anh Gia Lai đã công bố chỉ tập trung vào 2 mảng chính là nông nghiệp và BĐS tại một số nước như Myanmar, Lào và thoái vốn khỏi thị trường BĐS Việt Nam. Sau khi công bố thông tin trên, Hoàng Anh Gia Lai đã tách các dự án BĐS khỏi tập đoàn, quy về đầu mối là Công ty An Phú. Sau đó, trong năm 2014, Hoàng Anh Gia Lai đã bán dự án Phú Hoàng Anh giai đoạn 2 (Tp.HCM) cho Công ty Kiến Á.

Ngoài Hoàng Anh Gia Lai, một số "ông lớn" cũng đang có xu hướng “tháo chạy” khỏi thị trường. Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong quý I/2015, hàng loạt các DNNN đã tiến hành thoái vốn khỏi BĐS, thu về số tiền khoảng 3.200 tỷ đồng. Ví dụ điển hình là Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã rút vốn về từ 2 doanh nghiệp là Công ty Phát triển đô thị Vinaconex và Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel (Hancic), thu về hơn 3.169 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) đã thu về hơn 1.000 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực (EVN) thu về lượng vốn gần 600 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) thu về 526 tỷ đồng… từ việc thoái vốn khỏi các dự án BĐS đã đầu tư từ trước đó.

Các "ông lớn" thoái vốn khỏi thị trường BĐS
Các "ông lớn" thoái vốn khỏi thị trường BĐS không có nghĩa là thị trường hết hấp dẫn

Không chỉ các doanh nghiệp tiến hành thoái vốn khỏi thị trường, các quỹ đầu tư lớn cũng quyết định rút khỏi “cuộc chơi” BĐS. Từ năm 2013, danh mục của Quỹ BĐS VinaLand (trực thuộc VinaCapital) có 36 khoản đầu tư, gồm nhiều lĩnh vực như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, trung tâm thương mại, khu phức hợp, nhà ở và các khu đô thị… Tuy nhiên, thời gian gần đây, VinaCapital liên tục thoái vốn khỏi BĐS Việt Nam với việc chuyển nhượng 6 dự án BĐS.

Ngoài VinaCapital, Vietnam Property Fund Limited thuộc quản lý của Dragon Capital đã tiến hành bán thành công gần 4,2 triệu cổ phiếu của Công ty Hoàng Anh Gia Lai hay cổ đông lớn của Công ty CP BĐS du lịch Ninh Vân Bay (NVT) - Spinnaker GEMF Ltd. đã bán hết 3,15 triệu cổ phiếu NVT, tương đương 5,21%.

Một chuyên gia BĐS lý giải, hiện thị trường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, nhiều doanh nghiệp bị đuối sức, gặp nhiều khó khăn về hiệu quả kinh doanh. Một vấn đề khác là nhiều "ông lớn" đặt kỳ vọng vào các dự án sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai gần nhưng không được nên để cắt lỗ, họ buộc phải chọn giải pháp bán để tái cấu trúc danh mục đầu tư. Bên cạnh các doanh nghiệp dân doanh, các DNNN cũng buộc phải tiến hành thoái vốn do Chính phủ yêu cầu tái cơ cấu. Do đó, việc các DNNN thoái vốn đầu tư ngoài ngành cũng là chuyện bình thường.

Có một thực tế là thị trường BĐS Việt Nam phát triển chủ yếu dựa vào vốn vay của các ngân hàng thương mại và huy động từ các nhà đầu tư nên khá nhạy cảm. Do đó, sự thoái vốn của một số doanh nghiệp ra khỏi ngành BĐS sẽ không tránh khỏi tác động đến tâm lý của thị trường.

Ông Trần Ngọc Thành, TGĐ Công ty Đất Xanh miền Trung cho hay, việc một số doanh nghiệp rút khỏi thị trường BĐS có thể là “tin buồn” cho thị trường. Nhưng rút lui hay tiếp tục ở lại là chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thị trường BĐS dù đã có tín hiệu khởi sắc, nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế là hàng tồn kho vẫn còn chất đống, thậm chí nhiều doanh nghiệp trong ngành đang chật vật hoặc ngừng hoạt động.

Đầu tư BĐS luôn được đánh giá là việc đầu tư trung và dài hạn. Do vậy, đây là thời điểm thích hợp cho các quỹ đầu tư và doanh nghiệp có thể đón đầu khi thị trường BĐS hồi phục trong thời gian tới. Ông Đỗ Minh Dương, một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cho rằng, vấn đề ở đây là liệu thị trường BĐS có đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia hay không? Trong khi nhiều nhà đầu tư đang tìm cách rút khỏi thị trường, thì đồng thời cũng chính là cơ hội cho các nhà đầu tư mới nổi. Bởi mua lại các dự án này có thể giúp doanh nghiệp tránh được bất lợi trong khâu giải phóng mặt bằng, cũng như tính phức tạp trong thủ tục cấp phép…

Trên thực tế, bên cạnh các doanh nghiệp thoái vốn khỏi thị trường, thì vẫn có nhiều doanh nghiệp tiếp tục đổ vốn vào lĩnh vực này, như Vingroup hay Đại Quang Minh vẫn tiếp tục theo đuổi BĐS. Do đó, không thể nói thị trường BĐS đã hết hấp dẫn các nhà đầu tư.

Các chuyên gia cũng cho hay, những tháng đầu năm 2015 thị trường BĐS đã có sự khởi sắc, với nhiều tín hiệu tốt hơn thời gian trước. Luật Kinh doanh BĐS với nhiều quy định mới sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc thị trường, hướng tới một thị trường BĐS chuyên nghiệp hơn, tạo điều kiện thu hút đầu tư từ người dân và vốn FDI. Với Luật Đất đai mới, sức mua nhà giá trung bình và cao cấp từ người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng và thời hạn vay được nới thành 15 năm hứa hẹn là đòn bẩy cho sự phát triển đối với phân khúc nhà ở xã hội.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo