Không có giấy chứng nhận chủ quyền nhà dự án: Chủ quan là...mất nhà!

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Không có giấy chứng nhận chủ quyền nhà dự án: Chủ quan là...mất nhà!

  • 26/10/2020
  • 107

Dễ mất nhà vì… Luật "hở"!

Tháng 9/2009, chị Vân ở phường Võ Cường, TP Bắc Ninh mua mảnh đất phân lô tại một dự án phía sau chợ Bồ Sơn, phường Võ Cường. Tiền đã giao đầy đủ, nhưng do chưa có ý định xây nhà ngay nên chị đồng ý với đề nghị của chủ đầu tư là "để công ty giữ Giấy chứng nhận sử dụng lô đất (đang đứng tên công ty) và làm sang tên chính chủ cho chị".

Chờ gần 4 tháng sau, công ty vẫn không trả lại Giấy chứng nhận, lên hỏi thì được trả lời "Giấy đang nộp trên Sở (Sở TN&MT Bắc Ninh) chờ làm thủ tục". Sau nhiều lần đi lại không có kết quả,  cuối cùng chị Vân đành nhờ công ty bán lại lô đất này. Trường hợp chủ quan như chị Vân không phải là hiếm.

Trong đợt kiểm tra cấp giấy chứng nhận chủ quyền tại các dự án nhà ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội vừa qua, Bộ TN&MT đã phát hiện hàng trăm khách hàng mua nhà tại một dự án ở TP Hồ Chí Minh đã trao tiền đầy đủ, nhưng chỉ được nhận mỗi bản photo giấy chứng nhận sử dụng lô đất, còn bản chính công ty vẫn giữ.

Chính các chủ đầu tư cũng thừa nhận, việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho từng lô đất nền dự án cho chủ đầu tư theo quy định hiện hành mà không cấp trực tiếp cho người mua là một "kẽ hở" của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐQT Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trường hợp chủ đầu tư dự án đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất (đối với nhà liền kề hoặc biệt thự), công ty có thể mang đi thế chấp để vay vốn của các tổ chức tín dụng. Khi xảy ra phát sinh tranh chấp, nếu tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhà nước thì tổ chức tín dụng sẽ được ưu tiên bồi hoàn trước. Nếu tổ chức tín dụng là các công ty cho vay tài chính không có vốn nhà nước thì bên nào ký hợp đồng trước sẽ được xử ưu tiên bồi hoàn tài sản.

"Như vậy về nguyên tắc, trong những trường hợp chủ đầu tư mang giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đi thế chấp như vậy, người mua có thể bị mất nhà", LS Bách nói.



Không có giấy chứng nhận chủ quyền nhà dự án: Chủ quan là...mất nhà! | ảnh 1
Nhiều người dân chưa có thói quen tìm hiểu kỹ thông tin khi mua nhà dự án. (Ảnh: CH)

Gặp khó vì thiếu giấy tờ!

"Nếu công ty đã bán nhà cho người mua mà vẫn mang giấy chứng nhận đi thế chấp thì người thực hiện hành vi này có thể bị truy tố vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Dù vậy, trong trường hợp này, người mua cũng sẽ chịu thiệt hại"- Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Sự chủ quan của người mua trong việc ký kết các hợp đồng mua bán nhà, khi mua bán không đòi hỏi các giấy tờ đầy đủ, đã gây khó khăn cho ngay cả cơ quan quản lý, cấp giấy chứng nhận. Theo ghi nhận, tại các văn phòng đăng ký đất đai, nhiều trường hợp đến xin cấp giấy chứng nhận nhưng lại thiếu những giấy tờ cần thiết như "thanh lý hợp đồng", "biên bản hoàn công", đặc biệt là các trường hợp mua bán trao tay, hợp đồng góp vốn dẫn đến văn phòng đăng ký không đủ cơ sở để cấp.

Đặc biệt, trong thời kỳ "sốt đất" 3-4 năm trước đây, khi các đơn vị tranh nhau xin đất, thuê đất làm dự án, người mua thì nhắm mắt mua mà không chịu tìm hiểu kỹ dự án dẫn đến việc có thể chính họ sẽ phải chịu hậu quả.

Như trường hợp toà nhà 198 Nguyễn Tuân (Hà Nội), theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuối năm 2010, Công ty đã nộp 56 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, nhưng đến nay Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Thanh Xuân vẫn đang phải thẩm tra xác minh. Trường hợp này được đánh giá là khá rắc rối vì thời hạn sử dụng khu đất này chỉ 20 năm.

Khu đất được UBND TP Hà Nội cho công ty thuê thời hạn 20 năm, đến năm 2003 công ty được thành phố cho phép xây dựng văn phòng và nhà ở để bán, nhưng vẫn giữ hình thức cho thuê đất là 20 năm. Hiện công ty vẫn trả tiền thuê đất hàng năm.


Trong tổng số 3.600 căn nhà liền kề tại 125 dự án được kiểm tra ở Hà Nội, mới chỉ có 111 căn có giấy chứng nhận. Tức là 3.489 căn còn lại chưa được cấp. Với tình trạng thị trường bất động sản trầm lắng hiện nay thì những người đang sở hữu những căn nhà này có lý do để lo lắng.

Với những trường hợp như thế này, điều gì sẽ xảy ra khi thời hạn thuê đất hết? Các chuyên gia luật còn chỉ ra một điểm đáng ngại hơn là có thể đến một lúc nào đó, người mua nhà ở những dự án thuê đất như thế này sẽ phải trả tiền thuê đất cho chính căn hộ mà mình đã bỏ tiền mua. Đã đến lúc người mua nhà cần thận trọng hơn trong các quyết định của mình, không chỉ nhắm mắt mua và nghĩ đơn giản "mình bỏ tiền mua nhà rồi thì ai dám đến tranh".

 (Theo Giadinh.net)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo