Không nên ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Không nên ưu đãi thuế cho nhà ở xã hội

  • 31/10/2020
  • 106
Ông Bùi Đặng Dũng, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho biết cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu ký hơn.

Thưa ông, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cũng bác Dự thảo này với lý do cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Trên thực tế, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung, nhưng vì sao Quốc hội vẫn bác Dự thảo này?

Trong các phiên thảo luận tại tổ và tại Hội trường, đa số đại biểu Quốc hội phản đối Dự thảo Luật Thuế GTGT và Luật Thuế TNDN. Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy phiếu xin ý kiến các đại biểu và kết quả nhận được là đa số các thành viên Quốc hội không đồng ý biểu quyết thông qua và đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện Dự thảo.

Vì sao vậy, thưa ông?

Có nhiều lý do, nhưng lý do tập trung nhất là Bộ Tài chính muốn miễn giảm thuế GTGT và thuế TNDN cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên, nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Song hiện tại, thế nào là người có thu nhập thấp cũng chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn, định nghĩa rõ ràng.

Nếu không thể miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp xây nhà ở bán cho người có thu nhập thấp vì xác định tiêu chí thu nhập thấp quá phức tạp thì Quốc hội vẫn có thể ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xây dựng ký túc xá sinh viên và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp?

Các đại biểu Quốc hội đã cân nhắc rất kỹ nội dung này, nhưng cuối cùng, vẫn quyết định không nên ưu đãi. Vì các đại biểu lo ngại, việc ưu đãi gián tiếp này không đến được với đối tượng cần hỗ trợ, mà rơi vào tay doanh nghiệp dẫn đến sự bất bình đẳng.

Còn quan điểm của ông thế nào?

Tôi cũng không đồng ý miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Để thuyết phục Quốc hội thông qua Dự thảo, tôi cho rằng, Bộ Tài chính cần phải chỉnh sửa, bổ sung, làm rõ hơn nhiều vấn đề còn đang được nhiều đại biểu thắc mắc.

Nhiều quan điểm cho rằng, thay vì hỗ trợ gián tiếp qua doanh nghiệp, Nhà nước nên hỗ trợ trực tiếp đến đối tượng cần hỗ trợ. Ông nhìn nhận về vấn đề này thế nào?

Trong hoàn cảnh hiện nay, việc hỗ trợ trực tiếp đến đối tượng cần hỗ trợ đúng là rất khó khăn, phức tạp. Việc này khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với phương án hỗ trợ gián tiếp thông qua miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp cùng với việc ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức về giá thuê, mua nhà. Mặc dù là khó khăn, phức tạp, nhưng không có nghĩa là không tìm ra phương án tối ưu.

Vậy theo ông, phương án tối ưu của ông là gì?

Riêng với nhà ở cho sinh viên, tôi đã có thời gian dài theo dõi mảng này và thấy rằng, chuyện nhà ở cho học sinh, sinh viên đã bức xúc từ quá lâu rồi, nhưng không thể vì thế phải giải quyết một sớm một chiều. Hiện tại, 80% số học sinh, sinh viên đang ở nhà trọ của người dân và mọi việc vẫn diễn ra bình thường.

Ý ông là không cần phải thực hiện ưu đãi thuế cho doanh nghiệp?

Tôi muốn nói rằng, cần phải tìm ra phương án hợp lý hơn so với việc miễn, giảm thuế. Cụ thể là với 80% số sinh viên đang ở nhà trọ của người dân, vậy vì sao chúng ta không ban hành các chính sách ưu đãi cho đối tượng này, đồng thời ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn về nhà ở cho học sinh, sinh viên và người lao động thuê.

Nhưng đây chỉ là suy đoán, thưa ông?

Không phải là suy đoán, mà tôi đã đi khảo sát tại những khu vực có nhiều nhà trọ cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp. Các chủ nhà trọ cho biết, nếu đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể kèm theo một số ưu đãi khác họ sẵn sàng mở rộng kinh doanh một cách công khai.

Cụ thể đó là ưu đãi gì?

Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc miễn thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế TNDN cho những chủ nhà trọ đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn thay vì miễn, giảm thuế TNDN và thuế GTGT cho doanh nghiệp.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT và Luật thuế TNDN cho phép doanh nghiệp mở rộng đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất, Quốc hội không thông qua Dự thảo này vì các lý do trên thì đối tượng này cũng bị “vạ lây”?

Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều đồng ý ưu đãi thuế TNDN tối đa cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhưng vì nằm trong Dự thảo nên không thể thông qua được. Theo tôi, nếu Bộ Tài chính thấy cần thiết phải sửa thì nên trình riêng một dự thảo luật chỉ sửa đổi vấn đề này.
 

Theo Báo Đầu Tư
Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo