Khung giá đất 2011 của Hà Nội: Tối đa vẫn 81 triệu đồng/m2

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Khung giá đất 2011 của Hà Nội: Tối đa vẫn 81 triệu đồng/m2

  • 11/11/2020
  • 104
Tại buổi thảo luận về việc xây dựng giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2011 và quy hoạch sử dụng đất 10 năm (2010-2020) ngày 11/11, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, tổng diện tích đất tư nhiên của Hà Nội hiện nay là 334.662 ha với trên 1.170 đường phố, trục đường giao thông chính tại các quận, huyện, thị xã và 404 xã.

Trong đó có những khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, nhiều khu đô thị mới, đường phố mới... ra đời đã tác động tới giá đất tại từng khu vực. Do đó cần có sự điều chỉnh, bổ sung giá đất tại khu vực này cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm điều tiết lợi nhuận tăng từ đất của các tổ chức, cá nhân thu được do việc quy hoạch và đầu tư hạ tầng của Nhà nước mang lại.

Về giá đất ở, lãnh đạo thành phố thống nhất với tờ trình là sẽ điều chỉnh tăng cục bộ một số vị trí đường, phố nhưng đảm bảo không vượt quá tỷ lệ vượt mức khung giá Chính phủ quy định.

Theo dự thảo, sau khi điều chỉnh, bảng giá đất ở tại các quận có giá tối thiểu là 2.340.000 đồng/m2 (đường 72 phường Dương Nội, quận Hà Đông), mức giá tối đa là 81.000.000 đồng/m2 (phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ thuộc quận Hoàn Kiếm).

Như vậy, so với khung giá đất năm 2010, giá đất tối thiểu trên địa bàn các quận có tăng 540.000 đồng/m2, nhưng giá đất tối đa vẫn giữ nguyên 81 triệu đồng/m2.

Về khung giá đất nông nghiệp, thành phố thống nhất giữ nguyên như năm 2010.

Giá đất ở tại các thị trấn và các phường của thị xã Sơn Tây, các đại biểu đã đề nghị UBND thành phố cho phép áp dụng khung giá đất của Chính phủ đối với các thị trấn được tính giảm dần từ các quận là đô thị đặc biệt đến các thị trấn xa trung tâm là đô thị loại 5. Cụ thể: các thị trấn của các huyện (trừ Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Đan phượng, Thường Tín) sẽ căn cứ vào khung giá đất ở đô thị loại 5 của Chính phủ để làm căn cứ điều chỉnh (6.700.000 đồng/m2 x 120% = 8.040.000 đồng/m2).

Tiếp theo đó là điều chỉnh giá đất tại các trục đường chính hướng tâm vào trung tâm thành phố theo hướng giảm dần từ trung tâm Hà Nội trở ra. Bảng giá đất ở các thị trấn này sau khi điều chỉnh có giá tối thiểu là 750.000 đồng/m2, tối đa là 8.040.000đồng/m2.

Đặc biệt, theo dự thảo, đối với các thị trấn các huyện như Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức là các huyện giáp ranh, có mức độ phát triển kinh tế và đô thị hoá nhanh hơn, nên cần điều chỉnh theo hướng tiếp cận với các quận.

Thị trấn các huyện Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh là khu vực tiếp nối giữa vùng giáp ranh với các huyện còn lại và có mức độ phát triển kinh tế, hạ tầng đồng bộ hơn, điều chỉnh tăng theo hướng tiếp cận với các huyên giáp ranh. Bảng giá đất ở các thị trấn này sau khi điều chỉnh có giá tối thiểu là 1.670.000đồng/m2, tối đa là 26.400.000đồng/m2. Bảng giá đất ở tại các phường của thị xã Sơn Tây sau khi điều chỉnh có giá tối thiểu là 1.513.000đồng/m2 tối đa là 15.600.000đồng/m2.

Mặt khác, các đại biểu cũng cho rằng, các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì có vị trí giáp ranh với quận, có hạ tầng được đầu tư đồng bộ, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tăng, có mức độ phát triển kinh tế và đô thị hoá nhanh.

Do đó, để đảm bảo mặt bằng và tương quan giá giữa các huyện với quận cần phải điều chỉnh tăng theo tỉ lệ tương ứng với các quận. Bảng giá đất ở khu vực giáp ranh thuộc huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì sau khi điều chỉnh có giá tối thiểu là 2.035.000đồng/m2 tối đa là 31.200.000đồng/m2.

Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, với dự thảo như trên, tổng thể sau điều chỉnh, giá đất ở tại khu vực thuộc các quận, huyện giáp ranh quận, sẽ có biến động tăng, các thị trấn và ven trục đầu mối giao thông chính của các huyện, thị xã sẽ có mức biến động tăng nhỏ hơn.

Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của các quận và các huyện hầu hết có biến động tăng, có tuyến đường phố, khu dân cư vẫn giữ nguyên, cá biệt có vị trí giảm nhưng không đáng kể. Giá đất khu vực nông thôn các huyện xa trung tâm TP có biến động nhỏ, có những xã sẽ không có biến động về giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và giá đất nông nghiệp.

Về quy hoạch sử  đất đến năm 2020, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh phải phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô.

Cụ thể, đất nông nghiệp đến năm 2020 là sử dụng 151.780 ha, chiếm 45,59% diện tích tự nhiên, giảm 36.821 ha so với năm 2010. Đất phi nông nghiệp sử dụng là 178.929 ha, chiếm 53,75% diện tích tự nhiên, giảm 43.928 ha so với năm 2010; đất đô thị là 66.875 ha; đất khu bảo tồn thiên nhiên 9.454 ha; đất khu du lịch 19.054 ha; đất chưa sử dụng đến năm 2020 còn 2.179 ha chiếm 0,65% diện tích tự nhiên, giảm 7.161 ha so với năm 2010.

Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất, trong thời kỳ quy hoạch, thành phố chuyển mục đích sử dụng 42.295 ha, trong đó giai đoạn 2011-2015 chuyển 14.729 ha, giai đoạn 2016-2020 chuyển 27.565 ha.

(Theo Vneconomy)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo