Kiến nghị Tp.HCM chấp thuận cho tồn tại 120 căn hộ xây sai phép

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Kiến nghị Tp.HCM chấp thuận cho tồn tại 120 căn hộ xây sai phép

  • 10/11/2020
  • 96

Biến bãi giữ xe thành 8 căn hộ

Dự án 180A Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 5 do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 5 làm chủ đầu tư. Trong quá trình xây dựng dự án, chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế và chuyển công năng tầng trệt từ bãi giữ xe và sinh hoạt cộng đồng thành 8 căn hộ để bán với thời hạn 70 năm.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn nới rộng nhà kho và chuyển đổi 2 căn nhà kho thành căn hộ cho thuê trong thời hạn 70 năm. Được biết, công trình này đã đưa vào sử dụng từ năm 2002.

Ngày 31/1/2015, Thanh tra Tp.HCM kết luận dự án này có nhiều sai phạm và yêu cầu chủ đầu tư phải thanh lý hợp đồng đã ký cho 2 hộ thuê tại tầng mái cầu thang chung cư, đồng thời tháo dỡ ngay diện tích xây dựng cơi nới trái phép.

Còn đối với 8 căn hộ do chuyển đổi công năng từ bãi giữ xe và nhà sinh hoạt cộng đồng, Thanh tra thành phố kiến nghị UBND Tp.HCM chấp thuận cho tồn tại nhưng chủ đầu tư phải nộp lại số lợi bất chính có được (bằng 50% giá trị phần xây dựng không phép, sai phép theo quy định tại Nghị định 121/2013) để làm cơ sở cho UBND quận 5 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân nói trên.

Sau đó, UBND Tp.HCM giao Sở Xây dựng kiểm tra và có ý kiến về báo cáo của Thanh tra thành phố. Vừa qua, Sở Xây dựng đã có phản hồi, trong đó nêu cụ thể: Sở đồng ý với kiến nghị “tha” cho 8 căn hộ phát sinh do chuyển đổi công năng bãi giữ xe và nhà sinh hoạt cộng đồng do đây là hành vi xây dựng sai thiết kế được duyệt. Nhưng Sở không thống nhất về đề xuất buộc chủ đầu tư nộp 50% số lợi bất chính thu được của Thanh tra thành phố.

xây dựng sai phép
Dự án 180A Nguyễn Tri Phương, phường 9, quận 5 có 8 căn hộ
xây sai phép nhưng được chấp thuận cho tồn tại

Sở Xây dựng cho biết, công trình trên được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2002, tức là trước thời điểm Luật Xây dựng 2003 có hiệu lực (ngày 1/7/2004). Do đó, việc xử lý vi phạm phải căn cứ theo Quyết định 39/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý các công trình xây dựng trước khi Luật Xây dựng 2003 có hiệu lực. Như vậy, 8 căn hộ trên được tồn tại mà không phải buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được từ phần diện tích xây sai phép.

Theo giải thích của Sở Xây dựng, nếu áp dụng Nghị định 121/2013 để yêu cầu chủ đầu tư nộp số lợi bất hợp pháp thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm pháp lý nặng hơn. Điều này không phù hợp Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, Sở Xây dựng cũng kiến nghị thành phố yêu cầu chủ đầu tư dự án phải khẩn trương thanh lý hợp đồng cho thuê tại tầng mái và tháo dỡ ngay phần diện tích cơi nới trái phép.

Xây tăng 112 căn hộ khi chưa điều chỉnh giấy phép

Dự án khu chung cư tại phường Bình Trưng Tây, quận 2 do Công ty CP Xây dựng Giao thông Thương mại Bảo Sơn làm chủ đầu tư được Sở Xây dựng cấp phép năm 2011 với quy mô 313 căn hộ. Nhưng trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư thay đổi thiết kế nên liên hệ UBND quận 2 điều chỉnh quy hoạch và được quận đồng ý cho tăng thêm 112 căn hộ (từ 313 căn thành 425 căn).

Tháng 3/2014, dự án bị chánh Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do “thay đổi diện tích sàn từ tầng 4 đến tầng 16 và điều chỉnh tăng 112 căn hộ từ 313 căn thành 425 căn”.

Sau khi nộp phạt 40 triệu đồng, chủ đầu tư làm đơn xin giữ lại phần diện tích xây sai phép và xin điều chỉnh giấy phép xây dựng. Sau đó, Sở Xây dựng cũng có 2 văn bản đề xuất thành phố cho phép chủ đầu tư giữ lại phần diện tích sai phép và hoàn tất các thủ tục để điều chỉnh giấy phép xây dựng. Sở Xây dựng nhận định, việc cho tồn tại nhằm hạn chế phát sinh kinh phí cho việc thực hiện cưỡng chế và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như lãng phí cho xã hội.

Theo yêu cầu của thành phố, trong tháng 4 vừa qua, Sở Tư pháp đề xuất 2 giải pháp xử lý vi phạm xây dựng tại dự án này. Cụ thể, phương án 1 là buộc tháo dỡ phần công trình sai phép. Phương án này đảm bảo xử lý nghiêm theo quy định nhưng gây lãng phí cho xã hội và thiệt hại tài sản cho doanh nghiệp. Trong trường hợp buộc tháo dỡ thì sau đó Công ty Bảo Sơn vẫn phải điều chỉnh giấy phép xây dựng và xây dựng lại đúng nội dung đã tháo dỡ để đảm bảo đúng quy hoạch đã được quận 2 chấp thuận điều chỉnh. Tuy nhiên, điều này gây lãng phí tài sản và làm cho biện pháp tháo dỡ không còn cần thiết.

Do vậy, Sở Tư pháp đề xuất áp dụng phương án 2. Tức là cho chủ đầu tư giữ lại phần diện tích sai phép và hoàn chỉnh các thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Đổi lại, Công ty Bảo Sơn phải nộp số lợi bất hợp pháp bằng 50% giá trị phần sai phép và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) do được điều chỉnh quy hoạch tăng thêm 112 căn hộ.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo