Lâm Đồng đột xuất thanh tra các dự án du lịch

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Lâm Đồng đột xuất thanh tra các dự án du lịch

  • 11/11/2020
  • 104
Trước đó, vào chiều ngày 5/10, các Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch… mới nhận được công văn hỏa tốc của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cử đại diện lãnh đạo các cơ quan trên tập trung lập đoàn thanh tra, kiểm tra.

Đây là ngày đầu tiên mở đầu cho cuộc thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án có liên quan đến bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với quy mô trên toàn tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng bắt đầu thanh tra toàn bộ các dự án liên quan đến bất động sản đầu tư du lịch nghỉ dưỡng trong toàn tỉnh

Trong ngày làm việc đầu tiên này, đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra, khảo sát lại các dự án trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Những dự án liên quan đến hoạt động du lịch nghỉ dưỡng triển khai không đúng tiến độ hoặc sai với muc đích các bên đã thỏa thuận ban đầu sẽ bị UBND tỉnh Lâm Đồng tiến hành thu hồi.

Cho đến lúc này, trên địa bàn Lâm Đồng “chỉ có” 6 sân golf đã và đang triển khai xây dựng. Như vậy, so với quy hoạch ban đầu thì số lượng sân golf của Lâm Đồng giảm 5 sân (quy hoạch ban đầu là 11 sân). Điều đáng quan tâm, Lâm Đồng là địa phương có diện tích trung bình cho mỗi sân golf lớn nhất. Cụ thể, nếu trung bình cả nước, mỗi dự án sân golf chỉ không đến 300ha thì ở Lâm Đồng, con số này lên đến 650ha. Và, tuy là tỉnh miền núi còn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người không cao nhưng Lâm Đồng lại là tỉnh có số lượng sân golf đứng thứ hai trong cả nước, cùng với Bà Rịa - Vũng Tàu (cùng 6 sân, chỉ đứng sau Hà Nội 29 sân).

Theo quy định chung về sân golf ở Lâm Đồng thì đối với các dự án đã được cấp phép, diện tích đất đã được giao để làm sân golf chỉ được xây cất các công trình phụ trợ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của sân golf chứ không được xây dựng các công trình để bán như biệt thự, nhà ở... Thế nhưng trong thực tế, nhiều nhà đầu tư sân golf rao trên Internet bán các biệt thự nằm trong dự án. Bằng “mắt thường” cũng nhận ra rằng, sân golf K’Rèn ở Đức Trọng có quy mô 36 lỗ sẽ được mọc lên cùng với hệ thống biệt thự 500 căn. Tương tự, ở Lộc Phát (Bảo Lộc), một sân golf cùng với hệ thống bể bơi và nhà hàng sẽ mọc lên song hành với 200 ngôi biệt thự hạng sang. Hoặc như tại huyện Đơn Dương, chủ đầu tư dự án golf cũng không ngần ngại công khai công trình sân golf “đi kèm” với 250 căn biệt thự.

Theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg - ngày 26.11.2009 của Chính phủ, thì các dự án sân golf không được lấy vào đất lúa, đất màu và đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đất rừng (đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng). Thế nhưng, theo báo cáo của Công ty cổ phần chè Minh Rồng (Bảo Lâm), sản lượng chè búp tươi của đơn vị trong năm nay sẽ giảm 60% so với bình quân mọi năm (chỉ còn khoảng 1.000 tấn/năm 2010) vì lý do 300ha trong tổng số 420ha chè của đơn vị đã “bị” nằm trong quy hoạch giao cho dự án sân golf Bảo Lộc. Còn đối với sân golf K’Rèn (Đức Trọng), 25ha đất trồng cây công nghiệp của người dân đã phải “nhường chỗ” cho sân golf và 17ha đất trồng lúa và cây công nghiệp nằm ở phía bên kia sân golf cũng đang rơi vào tình trạng “chưa có lối thoát”, bởi khi chủ đầu tư xây dựng sân golf xong, người dân không còn lối qua lại.

Trong hơn một tháng để kiểm tra hàng trăm dự án du lịch, trong đó có 6 dự án sân golf, là thời gian không dài để có thể làm rõ mọi chuyện. Tuy nhiên, cứ hy vọng rằng với cách làm “bí mật” và “bất ngờ”, đoàn kiểm tra liên ngành Lâm Đồng sẽ “ghi điểm” trước dư luận và cấp trên trong việc chấn chỉnh các dự án du lịch, trong đó có các dự án sân golf.

Trước đó, UBND thành phố Đà Lạt cho hay, hiện tại thành phố này đang có 140 dự án thuê gần 6.000ha rừng để thực hiện đầu tư trồng rừng kinh tế, sản xuất nông lâm dưới tán rừng và kinh doanh du lịch.

Từ đầu năm đến nay, tại Đà Lạt ít nhất đã có 8 dự án liên quan đến rừng bị ngành chức năng thu hồi giấy phép vì không chịu triển khai.

(Theo KH&ĐS,LĐ)


Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo