Mất cân đối nghiêm trọng trong đầu tư dự án thép

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Mất cân đối nghiêm trọng trong đầu tư dự án thép

  • 18/08/2020
  • 118

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết:

Mỗi năm, cả nước bỏ ra khoảng 7 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được. Đáng chú ý, trong số các dự án được cấp phép, những sản phẩm trong nước đã sản xuất được như thép xây dựng, thép ống… lại đầu tư gần gấp đôi nhu cầu, trong khi nhiều sản phẩm thép khác như thép tấm, thép cuộn cán nóng, thép không gỉ không được chú ý đầu tư. Hiện tại mỗi năm phải nhập trên 5 triệu tấn.

- Thưa ông, quy mô của các dự án thép hiện nay đều là nhỏ. Điều này gây ra những hậu quả như thế nào?

Đúng vậy, hầu hết các nhà máy có công suất từ 200 - 300 nghìn tấn/năm nên công nghệ lạc hậu, không đủ sức cạnh tranh. Gần đây mới có DN lựa chọn công nghệ và thiết bị có công suất cỡ 1 triệu tấn/năm, nhưng còn đang trong giai đoạn xây dựng.

Nhiều dự án thép do các địa phương cấp phép đầu tư không đủ điều kiện để khi nhà máy xây dựng xong có thể vận hành ổn định lâu dài như: Thiếu nguyên liệu quặng sắt, thiếu điện, thiếu nước, giao thông vận tải khó khăn. Có nơi chỉ đi vào sản xuất vài tháng đã phải ngừng. Vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý các sản phẩm gây ô nhiễm cũng không được chú trọng đầu tư hoặc không đủ vốn và kiến thức để lường trước những tác động đến môi trường, nên có trường hợp nhà máy xây dựng xong bị địa phương phản đối, không cho sản xuất, gây lãng phí lớn.

- Vì sao đã có quy định về cấp phép các dự án thép nhưng các địa phương vẫn “xé rào”, cấp phép tràn lan như hiện nay?

- Đây là một thực tế mà chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần. Điều đó cho thấy chúng ta chưa có cái nhìn dài hạn, nhiều nhà đầu tư không tính toán đến yếu tố đầu ra cho sản phẩm thép sau này, mà chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt là khai thác các mỏ quặng để bán. Mặc dù đã có quy định cấm xuất khẩu quặng nhưng trên thực tế DN vẫn “lách luật”, xuất qua đường chính ngạch hoặc tiểu ngạch…

Hiện công suất cán thép xây dựng trong nước đã lên tới 9 triệu tấn/năm, trong khi thời điểm tiêu thụ tốt nhất cũng chỉ đạt 5 - 6 triệu tấn. Vậy hơn 3 triệu tấn nữa sẽ bán đi đâu, thưa ông?

Đây là một bài toán khó cho tất cả những DN sản xuất thép. Trong khi ta chưa có chính sách khuyến khích xuất khẩu thép, các DN không chỉ cạnh tranh với thép nhập khẩu mà còn phải chia sẻ với nhau thị phần nội địa. Bình thường lượng thép tồn kho chỉ khoảng từ 200 - 300 nghìn tấn, nhưng nay đã lên 430 nghìn tấn. Lãi suất ngân hàng cao, một tháng DN phải trả từ 200 - 300 nghìn đồng cho mỗi tấn thép tồn kho. Thế nên, nhiều nhà máy chỉ chạy 60% công suất, vì chạy hết thì bán đi đâu.

- Nói là dư thừa như vậy nhưng vẫn có thêm những nhà máy thép mới đã và sẽ khởi công?

Hiện có một số nhà máy đang san nền, nghĩa là công suất sẽ còn tăng lên nữa. Hay mới đây, tại Sơn La khởi công dự án thép công suất 130 nghìn tấn. Sơn La gần ngay Trung Quốc, một thị trường mạnh về xuất khẩu thép, đường sá đi lại thì khó khăn, địa phương tiêu thụ làm sao được? Chỉ vài năm nữa, tới khoảng năm 2017, mọi chính sách bảo hộ sẽ không còn cho sản xuất thép, cạnh tranh sẽ rất khốc liệt, nếu các DN sản xuất thép không nỗ lực đổi mới, chắc chắn sẽ khó tồn tại và phát triển một cách có hiệu quả.

- Xin cảm ơn ông!


Theo VSA, 6 tháng đầu năm 2011, tiêu thụ thép cả nước đã giảm 3,54% so với cùng kỳ 2010. Tình hình kinh tế trong nước 6 tháng cuối năm 2011 có thể vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên tiêu thụ thép cả năm 2011 sẽ giảm so với năm 2010

(Theo Báo Xây dựng)

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo