Môi giới địa ốc: Đường trần ai có thấu?

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Môi giới địa ốc: Đường trần ai có thấu?

  • 26/10/2020
  • 111

Khi môi giới bị... rơi mối

Hiển, một môi giới trẻ tuổi cho biết cậu vừa tuột mất một khách hàng vào tay người khác. “Khách hàng nhờ em tư vấn và tìm kiếm căn hộ. Sau nhiều lần trao đổi qua lại rất mất công, em đã chốt được đúng căn khách hàng muốn mua, với mức giá tốt nhất. Khách hàng cũng khăng khăng khẳng định chỉ làm việc với em, nhưng cuối cùng em lại bị khách hàng này cho ăn quả đắng khi bẻ kèo và làm việc với môi giới khác”, Hiển kể.

Điều đáng nói là vị khách nọ lại dùng tất cả thông tin, quá trình thương thảo của Hiển để thông tin cho một môi giới khác vốn là người nhà. Và nghiễm nhiên vị khách này mua được bất động sản với mức giá tốt, môi giới người nhà được hưởng hoa hồng, còn Hiển là người mất nhiều công sức lại trắng tay.

Hiển cho biết: “Vị khách này rất khó tính và “hành” môi giới ngày đêm. 11h tối vẫn giục, ép em để tìm căn, chọn căn và làm giá. Hẹn ngày vào cọc đàng hoàng đâu đó rồi mới dẫn người nhà đến hớt tay trên và đá em khỏi cuộc chơi".

Câu chuyện của Hiển được nhiều đồng nghiệp chia sẻ và lên án mạnh mẽ hành động không đẹp của vị khách kia.

Môi giới địa ốc
Môi giới địa ốc phải đương đầu với không ít thử thách và cả những bài học đắt giá

Đường trần ai có thấu?

Đến nay, Hiển vẫn chưa nguôi ngoai nỗi ấm ức lớn này. Cậu cho biết, khi đăng câu chuyện này lên facebook, còn nhận được lời đe dọa của người nhà vị khách.

Hiển bức xúc: “Họ giục em làm việc xong xuôi với chủ nhà rồi gọi người nhà ra làm việc để hưởng hoa hồng, sau đó chặn số điện thoại, facebook của em. Chính chủ nhà đã xác nhận với em khách mua là người đó. Nhưng sau khi em đăng bài lên thì người nhà của khách lại nhắn tin đe dọa”.

Anh Hà, một môi giới lâu năm cho biết, việc bản thân các môi giới cạnh tranh nhau là một thực tế của nghề này. Thời buổi người khôn, của khó, tiếp cận khách hàng, cạnh tranh để khách chốt sale, vào cọc… là cả một chặng đường gian nan. Nhiều khi tưởng xong xuôi đến nơi rồi, nhưng cuối cùng lại "xôi hỏng bỏng không".

Theo lời kể của anh Hà, có lần anh cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. "Mình tư vấn tốn không biết bao nhiêu công sức, chăm sóc, đi lại, làm việc với bao nhiêu chủ nhà để tìm căn hộ, rồi làm giá cho khách. Cuối cùng, khách lại bẻ kèo và dùng những thông tin mình cung cấp để làm việc trực tiếp với chủ nhà. Có lần thì lại bị khách lấy thông tin đem bán cho môi giới quen".

Nghề khó

Nhiều môi giới chia sẻ, xã hội hiện nay vẫn chưa có cái nhìn thiện cảm và đúng đắn về nghề môi giới địa ốc. Những công sức, nỗ lực và sự vất vả mà các môi giới bất động sản phải bỏ ra để có thể kết nối giữa bên mua, bên bán và chốt giao dịch vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

Trò chuyện với phóng viên, một môi giới cho hay, để có được data (dữ liệu) khách hàng, môi giới đều phải mua. Để mở rộng diện tìm kiếm, các môi giới đều phải tự chạy quảng cáo cho dự án, sản phẩm mà mình đang bán. Phương pháp chủ yếu hiện nay là chạy trên các trang mạng, rao vặt, marketing online, quảng cáo facebook, youtube… Chi phí dành cho các nội dung này cũng không hề nhỏ. Nếu muốn hiệu quả thì phải bơm tiền liên tục, càng bơm nhiều tiền cho hoạt động quảng cáo, marketing, thì càng tiếp cận được nhiều khách hàng và có thêm cơ hội chốt giao dịch.

Môi giới này chia sẻ, có những tháng may mắn, anh cũng chốt được 2 - 3 khách, nhưng cũng phải bỏ ra 1/3 hoa hồng để chạy quảng cáo. Chưa kể phải chi tiêu cá nhân, mua sắm đồ đạc, phụ kiện phục vụ công việc. Tháng nào kém may mắn thì âm luôn cả tiền hoa hồng do không thể dừng quảng cáo bởi nếu dừng sẽ không có khách, nhất là với những người mới, lượng khách quen hầu như chưa có.

Anh Hà cho biết thêm, nhiều khách hàng còn cùng lúc làm việc với nhiều môi giới, họ ở giữa, dùng thông tin của người này để ép người kia. Cuối cùng, dân môi giới vô tình thành “cá chọi”, còn khách hàng là "ngư ông đắc lợi".

Theo anh Hà, càng ngày, các khách hàng cũng đòi hỏi cao hơn, không chỉ về chất lượng tư vấn, mà còn cả chuyện hoa hồng. Để có khách, chốt đơn, nhiều môi giới phải chấp nhận “cắt máu”, thậm chí cắt gần hết hoa hồng. Có những khách hàng sau cả một quãng thời gian làm việc, tiếp xúc, đến lúc cuối ép nếu không cắt lại hoa hồng thì sẽ chuyển sang làm việc với môi giới khác.

Thực tế hiện nay, việc các môi giới bị... rơi mối trở nên khá phổ biến. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt và đôi khi, các “thượng đế” cũng chơi không đẹp khi muốn sử dụng dịch vụ nhưng không muốn trả tiền.

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo