Mỗi m2 đất 'phố Wall' Sài Gòn có giá hơn nửa tỷ đồng

thiết kế web btccorp
thiết kế website btccorp
công ty thiết kế web btccorp

Mỗi m2 đất 'phố Wall' Sài Gòn có giá hơn nửa tỷ đồng

  • 09/11/2020
  • 111

Mới đây, Công ty TNHH Gachvang công bố báo cáo mới nhất về giá đất của các tuyến đường nổi tiếng về tài chính, chứng khoán tại quận 1, Tp.HCM cập nhật đến giữa tháng 11/2016. 

Những tuyến phố nằm gần hoặc giao nhau: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Công Trứ, Phó Đức Chính, Hồ Tùng Mậu, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt được xem là "phố Wall" Sài Gòn.

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ghi nhận giá đất mặt tiền bình quân 562.5 triệu đồng/m2

Trong bán kính vài trăm mét của khu vực này, có rất nhiều trụ sở cơ quan đầu não của ngành tài chính, chứng khoán trú đóng. Tiêu biểu nhất là Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM hay hàng loạt các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán lớn của cả nước.

Nếu đất đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa có giá bình quân 562.5 triệu đồng/m2, thì các tuyến đường còn lại của phố tài chính chứng khoán cũng đắt đỏ không kém. 

Các vị trí theo sau đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa lần lượt là Hồ Tùng Mậu (455.6 triệu đồng/m2), Hàm Nghi (415.9 triệu đồng/m2), Nguyễn Công Trứ (305.4 triệu đồng/m2), Phó Đức Chính (265 triệu/m2). Đường Võ Văn Kiệt xếp cuối nhóm với giá giao dịch bình quân đạt 140 triệu đồng/m2.

Bên cạnh đó, đơn vị này còn cung cấp diễn biến tăng giảm giá của những tuyến đường trên dựa trên phương thức tính giá bình quân và so sánh từ quý II đến quý III/2016. 

Theo đó, Nam Kỳ Khởi Nghĩa có tốc độ tăng giá mạnh nhất 'phố Wall' với sức bật 23.4% 6 tháng qua. Tiếp theo là Nguyễn Công Trứ, ghi nhận giá đất trên tuyến đường này đã tăng 15.9% trong vòng nửa năm. Trong khi đó, giá đất các tuyến đường còn lại của phố Wall như Hồ Tùng Mậu, Hàm Nghi, Phó Đức Chính và Võ Văn Kiệt có biên độ tăng giảm không đáng kể, dưới 1%.

Theo đơn vị này đánh giá, so với giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ ở thời hoàng kim năm 2005 - 2007, hiện nay, tên gọi 'phố Wall' chỉ còn đúng một nửa với ngành tài chính ngân hàng vì hoạt động náo nhiệt của các công ty chứng khoán mọc đầy tại khu vực này đã vơi đi đáng kể. Tuy nhiên, chức năng thương mại: văn phòng, bán lẻ, ẩm thực trên tuyến đường này vẫn rất sôi động do đều nằm ở vị trí đắc địa, thuộc vùng lõi trung tâm cũ của Sài Gòn. 

Nguồn: batdongsan.com.vn
zalo